Đường dẫn truy cập

'Cứng rắn' hơn với việc chặn quốc lộ biểu tình


Một vụ biểu tình chặn quốc lộ gần nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh (ảnh tư liệu, 2/2017)
Một vụ biểu tình chặn quốc lộ gần nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh (ảnh tư liệu, 2/2017)

Tại một cuộc họp của ngành công an hôm 10/4, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm chỉ đạo cấp dưới “kiên quyết” không để xảy ra các vụ “tụ tập đông người, chặn quốc lộ” như đã xảy ra ở miền trung trong thời gian gần đây.

Theo tin được loan trên báo chí nhà nước, cuộc họp do Bộ trưởng Tô Lâm chủ trì bàn về việc công an phải “bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự từ nay đến dịp 30/4, 1/5 và thời gian tiếp theo”.

Trong các năm qua, thỉnh thoảng xảy ra những vụ người dân chặn Quốc lộ 1 để biểu tình khi họ bất bình cao độ về các vấn đề xã hội.

Nhưng các vụ biểu tình như thế này đã diễn ra thường xuyên hơn trong vòng gần 1 năm nay, sau vụ hãng Formosa Đài Loan gây thảm họa môi trường ở miền trung. Hãng này đã nhận trách nhiệm và bồi thường cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla, song người dân bị ảnh hưởng cho là họ chưa được đền bù thỏa đáng.

Tại cuộc họp hôm 10/4, ông Tô Lâm lưu ý rằng gần đây ở các tỉnh miền trung “liên tục” xảy ra một số vụ “giáo dân” biểu tình, chặn đường quốc lộ, hoặc “tụ tập đông người” kéo vào trụ sở chính quyền địa phương. Ông gọi việc làm của họ là “cản trở giao thông”, “chống người thi hành công vụ” hoặc “gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng”.

Đây là một sai lầm của chỗ chính quyền, ở chỗ tòa án. Lẽ ra họ phải chấp nhận các biện pháp pháp lý và hòa bình. Họ lại rất là ngại người dân sử dụng các biện pháp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hay khởi kiện đó. Và đây là một trong nguyên căn của rất nhiều vụ việc mà tôi chứng kiến ở Việt Nam, không chỉ liên quan đến vụ Formosa
Luật sư Trần Vũ Hải

Báo chí Việt Nam không cho biết chi tiết nhưng dường như điều Bộ trưởng Tô Lâm đề cập đến là hai vụ cùng xảy ra cách đây một tuần ở Hà Tĩnh.

Hôm 3/4, khoảng 150-200 người đã mang ngư cụ chặn quốc lộ ở Đèo Con, thị xã Kỳ Anh, từ sáng đến tối. Cùng ngày, hàng ngàn người biểu tình đã tràn vào trụ sở chính quyền huyện Lộc Hà và ở lại đó từ sáng đến chiều. Cả hai vụ đều có nguyên nhân là những bất bình của người dân về thảm họa của Formosa cũng như cách hành xử của chính quyền với dân về vấn đề này.

Thượng tướng Công an Tô Lâm chỉ đạo cấp dưới trong bộ và ở các địa phương phải “ngăn chặn, kiên quyết xử lý kịp thời” không để xảy ra việc tụ tập đông người, chặn quốc lộ, tuần hành gây rối an ninh trật tự như thời gian vừa qua.

Ông Lâm nhấn mạnh việc “kiên quyết xử lý nghiêm” sẽ nhắm đến những người biểu tình vừa qua ở miền trung có hành vi như “tuyên truyền chống nhà nước, xúc phạm quốc kỳ, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông, chống người thi hành công vụ”.

Formosa bồi thường thì nhà nước mình chưa trả, cái trả cái không, thì người dân muốn đòi hỏi thứ nhất là trả lại môi trường trong sạch, thứ hai là tiền Formosa bồi thường thì trả lại cho người dân thôi. Người dân chỉ đòi hỏi từng đó, chẳng ai làm gì trái pháp luật cả
Một ngư dân không nêu tên ở Kỳ Anh

Một ngày trước cuộc họp của Bộ Công an, Công an thị xã Kỳ Anh đã quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” đối với vụ dân chặn quốc lộ hôm 3/4. Phía công an thị xã nói họ đang tiếp tục điều tra, củng cố chứng cứ về vi phạm của “một số đối tượng” nhưng không nói cụ thể sẽ “xử lý” bao nhiêu người và danh tính của họ.

Giới hoạt động vì môi trường và tiến bộ xã hội ở Việt Nam cho rằng những diễn biến mới này cho thấy chính quyền đang có cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các hoạt động phản kháng vì môi trường.

người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi bồi thường từ vụ Formosa (2/2017)
người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi bồi thường từ vụ Formosa (2/2017)


Về quyết định khởi tố vụ chặn quốc lộ mới đây, một ngư dân đề nghị giấu tên ở Kỳ Anh nói với VOA là bất đắc dĩ người dân mới phải chặn đường khi những cách thức khác hợp pháp và ôn hòa đã tỏ ra không có hiệu quả:

“Cảm thấy là thảm họa môi trường rồi thì người dân bị thiệt hại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì người dân phải đứng ra diễu hành để đòi tiền của Formosa bồi thường cho người dân thiệt hại, để đòi nhà nước mình trả tiền bồi thường thiệt hại đó cho người dân. Nhiều khi nó chậm trễ, nhiều khi nó chưa trả hay cách nào đó, thì người dân cảm thấy không đúng, họ ra đường họ diễu hành thôi. Formosa bồi thường thì nhà nước mình chưa trả, cái trả cái không, thì người dân muốn đòi hỏi thứ nhất là trả lại môi trường trong sạch, thứ hai là tiền Formosa bồi thường thì trả lại cho người dân thôi. Người dân chỉ đòi hỏi từng đó, chẳng ai làm gì trái pháp luật cả”.

Với góc nhìn là một luật sư, ông Trần Vũ Hải ở Hà Nội bình luận rằng việc người dân phải tìm đến biện pháp gây xáo trộn trật tự có nguyên nhân là chính quyền địa phương né tránh giải quyết qua đường pháp lý:

“Đây là một sai lầm của chỗ chính quyền, ở chỗ tòa án. Lẽ ra họ phải chấp nhận các biện pháp pháp lý và hòa bình. Họ lại rất là ngại người dân sử dụng các biện pháp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hay khởi kiện đó. Và đây là một trong nguyên căn của rất nhiều vụ việc mà tôi chứng kiến ở Việt Nam, không chỉ liên quan đến vụ Formosa. Có rất nhiều vụ việc như vậy, thì đây là lỗi của chính quyền. Mà thực tế là hàng ngàn vụ án gọi là ‘gây rối trật tự công cộng’ hay ‘chống người thi hành công vụ’ đều xuất phát từ việc chính quyền họ không giải quyết thỏa đáng, hoặc là chậm trễ và từ chối rất nhiều vụ việc mà người dân đưa đến, làm cho người dân ức chế”.

Luật sư Hải gợi ý hướng giải quyết là chính quyền cần phải tiếp nhận các đơn khiếu kiện, trả lời minh bạch về thời gian xử lý đơn, trong trường hợp từ chối hay trả lại đơn phải cho biết lý do đơn chưa đúng, chưa đủ ở những điểm nào, căn cứ vào các luật nào để bác đơn. Ông Hải nói thêm nếu các luật sư được mời tham gia các vụ khiếu kiện, họ cũng phải có cơ hội được phản biện việc chính quyền hay tòa án viện dẫn luật để bác đơn của người dân.

Chính quyền Việt Nam cứng rắn hơn với việc chặn quốc lộ biểu tình
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:28 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG