ISTANBUL--Cơ quan tư pháp hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích mạnh mẽ chính quyền về kế hoạch hạn chế bớt quyền lực của cơ quan này. Dự thảo cải cách xuất hiện sau khi các công tố viên mở cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào những người thân cận với Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, trong đó bao gồm cả ba con trai làm bộ trưởng nội các của ông. Tuy nhiên, dự thảo cải cách tư pháp của chính phủ đang gây quan ngại ở cả trong nước và quốc tế.
Các thẩm phán và công tố viên của Tòa án tối cao hôm thứ Sáu đã chỉ trích những dự thảo của chính quyền nhằm hạn chế quyền lực của cơ quan này và gọi chúng là bất hợp hiến. Hội đồng do các thẩm phán và công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu đã đưa ra nhận định trong một bản tuyên bố dài 66 trang khi quốc hội bắt đầu tranh luận về kế hoạch giúp cho chính phủ có nhiều quyền hơn trong việc quyết định thành viên của hội đồng thẩm phán cũng như các quyết định cuả hội đồng này. Bộ trưởng tư pháp Bekir Bozdag bảo vệ cho kế hoạch trên và nói rằng điều này làm cho nền tư pháp trở nên đáng tin cậy hơn.
Ðộng thái này diễn ra cùng với việc chính phủ bị vướng vào các cuộc điều tra tư pháp về những cáo buộc tham nhũng ở cấp cao. Thủ tướng Erdogan nói những cáo buộc này là một phần của âm mưu quốc tế. Các thành viên chính phủ nói đồng minh trước đây của họ, học giả Hồi giáo Fetullah Gulen, người đang tự sống lưu vong ở Mỹ, là người đứng đằng sau âm mưu này và đang sử dụng mạng lưới những người ủng hộ ông ở trong ngành tư pháp.
Ông Sinan Ulgen của tổ chức Edam có trụ sở ở Istanbul nói rằng cuộc tranh đấu giữa chính phủ và những người theo ông Gullen chính là nguyên nhân đằng sau của những dự thảo cải cách tư pháp của chính phủ.
“Khuynh hướng của chính phủ là nhằm loại bỏ mạng lưới của Gulen ở trong ngành tư pháp. Ðây chắc chắn không phải là biện pháp cơ cấu cho phép nền tư pháp được hoàn toàn độc lập ở Thổ Nhĩ Kỳ,” ông nói.
Kể từ khi các cuộc điều tra tham nhũng bắt đầu, chính quyền đã tái bố trí hàng ngàn viên chức cảnh sát và các công tố viên chủ chốt có liên quan đến cuộc điều tra.
Những vụ sa thải và dự thảo cải cách tư pháp đã khiến cho Liên Hiệp Châu Âu, khối mà trong đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên, lên tiếng quan ngại về mối đe dọa đối với tính độc lập của tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki hôm thứ Năm nói rằng Washington đang theo dõi sát tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ:
“Chúng tôi tiếp tục nói rõ rằng Hoa Kỳ ủng hộ mong muốn của người dân Thổ Nhĩ Kỳ về một hệ thống pháp luật đáp ứng các chuẩn mực cao nhất của sự công bằng, kịp thời và minh bạch trong các vấn đề dân sự và hình sự mà không ai đứng trên luật pháp và những cáo buộc đối nhằm vào giới chức công cử phải được điều tra một cách khách quan”.
Mặc cho các quan ngại trên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đa số lớn trong quốc hội cho biết họ quyết tâm thúc đẩy thông qua những cải cách. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo một cuộc tranh cãi mới có thể sẽ xảy ra giữa chính phủ và tư pháp vì cải cách tư pháp có thể bị đảo ngược bởi tòa án hiến pháp. Lối ra duy nhất với chính quyền là sửa đổi hiến pháp, mà điều này cần phải có sự hỗ trợ của một trong những đảng đối lập chính để bảo đảm yêu cầu 2/3 đa số áp đảo ở quốc hội.
Ðầu tháng này, Thủ tướng Erdogan đã mở cánh cửa cho việc giới thiệu đạo luật cho phép tái thẩm hàng tram quan chức quân sự cấp cao bị kết tội lật đổ chính quyền và nói rằng họ có thể là những nạn nhân của các công tố viên bị mua chuộc. Các vụ tái thẩm những tướng lĩnh là đòi hỏi chính yếu của phe đối lập chính - Ðảng Nhân Dân Cộng Hòa.
Thế nhưng nhà khoa học chính trị Cengiz Aktar của Diễn đàn Chính sách Istanbul nghi ngờ về việc Thủ tướng có thể đạt được thoả thuận với phe đối lập.
“Tôi nghĩ họ sẽ tự cô lập mình nếu họ muốn bãi bỏ quyền tự chủ, quyền tự chủ tương đối của Hội đồng Thẩm phán Tối cao. Ông ấy (Erdogan) không thể thuyết phục bất cứ ai về việc này, sẽ không ai bỏ phiếu trong quốc hội. Sẽ không ai chịu làm tới mức đó vì điều này rất khó xử”.
Cho đến nay, tất cả các lãnh đạo của các đảng đối lập đã bác bỏ bất kỳ thoả thuận nào với chính quyền và cáo buộc chính quyền đang cố thoát khỏi những vụ điều tra tham nhũng. Ðầu tuần này, những vụ điều tra mới sẽ được thực hiện đối với các cơ quan chủ chốt của chính phủ.
Tuy nhiên, phân tích gia Ulgen nói khủng hoảng hiện nay cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc cải cách tư pháp:
“Nếu chính phủ không nắm bắt cơ hội đó và nếu các chính trị gia đối lập không thúc đẩy việc này với một cách thức rõ ràng, thì tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là một trụ cột có vấn đề của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Và nó sẽ tiếp tục làm mất lòng tin của người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các nhà quan sát nói gần như chắc chắn rằng sẽ không có sự đồng thuận chính trị và phe đối lập tin chính phủ sẽ bảo vệ mình trước những tố giác tham nhũng với việc bầu cử địa phương và toàn quốc được ấn định trong năm nay và năm sau.
Các thẩm phán và công tố viên của Tòa án tối cao hôm thứ Sáu đã chỉ trích những dự thảo của chính quyền nhằm hạn chế quyền lực của cơ quan này và gọi chúng là bất hợp hiến. Hội đồng do các thẩm phán và công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu đã đưa ra nhận định trong một bản tuyên bố dài 66 trang khi quốc hội bắt đầu tranh luận về kế hoạch giúp cho chính phủ có nhiều quyền hơn trong việc quyết định thành viên của hội đồng thẩm phán cũng như các quyết định cuả hội đồng này. Bộ trưởng tư pháp Bekir Bozdag bảo vệ cho kế hoạch trên và nói rằng điều này làm cho nền tư pháp trở nên đáng tin cậy hơn.
Ðộng thái này diễn ra cùng với việc chính phủ bị vướng vào các cuộc điều tra tư pháp về những cáo buộc tham nhũng ở cấp cao. Thủ tướng Erdogan nói những cáo buộc này là một phần của âm mưu quốc tế. Các thành viên chính phủ nói đồng minh trước đây của họ, học giả Hồi giáo Fetullah Gulen, người đang tự sống lưu vong ở Mỹ, là người đứng đằng sau âm mưu này và đang sử dụng mạng lưới những người ủng hộ ông ở trong ngành tư pháp.
Ông Sinan Ulgen của tổ chức Edam có trụ sở ở Istanbul nói rằng cuộc tranh đấu giữa chính phủ và những người theo ông Gullen chính là nguyên nhân đằng sau của những dự thảo cải cách tư pháp của chính phủ.
“Khuynh hướng của chính phủ là nhằm loại bỏ mạng lưới của Gulen ở trong ngành tư pháp. Ðây chắc chắn không phải là biện pháp cơ cấu cho phép nền tư pháp được hoàn toàn độc lập ở Thổ Nhĩ Kỳ,” ông nói.
Kể từ khi các cuộc điều tra tham nhũng bắt đầu, chính quyền đã tái bố trí hàng ngàn viên chức cảnh sát và các công tố viên chủ chốt có liên quan đến cuộc điều tra.
Những vụ sa thải và dự thảo cải cách tư pháp đã khiến cho Liên Hiệp Châu Âu, khối mà trong đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên, lên tiếng quan ngại về mối đe dọa đối với tính độc lập của tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki hôm thứ Năm nói rằng Washington đang theo dõi sát tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ:
“Chúng tôi tiếp tục nói rõ rằng Hoa Kỳ ủng hộ mong muốn của người dân Thổ Nhĩ Kỳ về một hệ thống pháp luật đáp ứng các chuẩn mực cao nhất của sự công bằng, kịp thời và minh bạch trong các vấn đề dân sự và hình sự mà không ai đứng trên luật pháp và những cáo buộc đối nhằm vào giới chức công cử phải được điều tra một cách khách quan”.
Mặc cho các quan ngại trên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đa số lớn trong quốc hội cho biết họ quyết tâm thúc đẩy thông qua những cải cách. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo một cuộc tranh cãi mới có thể sẽ xảy ra giữa chính phủ và tư pháp vì cải cách tư pháp có thể bị đảo ngược bởi tòa án hiến pháp. Lối ra duy nhất với chính quyền là sửa đổi hiến pháp, mà điều này cần phải có sự hỗ trợ của một trong những đảng đối lập chính để bảo đảm yêu cầu 2/3 đa số áp đảo ở quốc hội.
Ðầu tháng này, Thủ tướng Erdogan đã mở cánh cửa cho việc giới thiệu đạo luật cho phép tái thẩm hàng tram quan chức quân sự cấp cao bị kết tội lật đổ chính quyền và nói rằng họ có thể là những nạn nhân của các công tố viên bị mua chuộc. Các vụ tái thẩm những tướng lĩnh là đòi hỏi chính yếu của phe đối lập chính - Ðảng Nhân Dân Cộng Hòa.
Thế nhưng nhà khoa học chính trị Cengiz Aktar của Diễn đàn Chính sách Istanbul nghi ngờ về việc Thủ tướng có thể đạt được thoả thuận với phe đối lập.
“Tôi nghĩ họ sẽ tự cô lập mình nếu họ muốn bãi bỏ quyền tự chủ, quyền tự chủ tương đối của Hội đồng Thẩm phán Tối cao. Ông ấy (Erdogan) không thể thuyết phục bất cứ ai về việc này, sẽ không ai bỏ phiếu trong quốc hội. Sẽ không ai chịu làm tới mức đó vì điều này rất khó xử”.
Cho đến nay, tất cả các lãnh đạo của các đảng đối lập đã bác bỏ bất kỳ thoả thuận nào với chính quyền và cáo buộc chính quyền đang cố thoát khỏi những vụ điều tra tham nhũng. Ðầu tuần này, những vụ điều tra mới sẽ được thực hiện đối với các cơ quan chủ chốt của chính phủ.
Tuy nhiên, phân tích gia Ulgen nói khủng hoảng hiện nay cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc cải cách tư pháp:
“Nếu chính phủ không nắm bắt cơ hội đó và nếu các chính trị gia đối lập không thúc đẩy việc này với một cách thức rõ ràng, thì tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là một trụ cột có vấn đề của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Và nó sẽ tiếp tục làm mất lòng tin của người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các nhà quan sát nói gần như chắc chắn rằng sẽ không có sự đồng thuận chính trị và phe đối lập tin chính phủ sẽ bảo vệ mình trước những tố giác tham nhũng với việc bầu cử địa phương và toàn quốc được ấn định trong năm nay và năm sau.