Lực lượng cảnh sát Thái Lan đang kêu gọi sự trợ giúp của dân chúng để nhận diện những người bị cho là bày tỏ sự chống đối đối với cuộc đảo chánh quân sự ở vương quốc này. Từ Bangkok, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Một viên tướng cảnh sát Thái Lan loan báo ông sẽ thưởng tiền mặt cho những ai nộp hình ảnh hoặc video của những người bày tỏ lập trường chính trị trái phép.
Những cuộc tụ họp chính trị đông hơn 5 người và những bình luận, kể cả những bình luận trên các trang mạng xã hội, bày tỏ những ý kiến có thể khích động rối loạn đều bị cấm theo lệnh thiết quân luật.
Giới hữu trách đã câu lưu những sinh viên học sinh và những người thực hiện những hoạt động có vẻ như bình thường ở nơi công cộng, như ăn bánh kẹp thịt, mặc những chiếc áo thun với khẩu hiệu như “hãy đọc tiểu thuyết ‘1984’ của Geroge Orwell”, hoặc ra dấu ba ngón tay như trong phim “The Hunger Games”.
Tướng Somyot Poopanmoug, Phó tư lệnh cảnh sát, loan báo thưởng 15 đô la tiền mặt cho hình của những nghi can như vậy. Ông nói rằng ông sẽ đích thân trao tiền thưởng cho những ai cung cấp những bức hình đưa tới chỗ truy tố nghi can.
Một nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Thái Lan, giáo sư Tyrell Heberkorn của Đại học Quốc gia Australia, nói rằng điều này thật là đáng thất vọng. Bà gọi hành động của chính quyền quân nhân Thái Lan là một sự tấn công vào quyền tự do diễn đạt của con người, vượt khỏi phạm vi chính trị.
"Ranh giới của những gì bị xem là tội phạm đang thay đổi từng ngày, nhưng việc này cũng đánh dấu một hành động rất đáng lo ngại bởi vì nó không khác gì với việc đòi hỏi dân chúng làm điềm chỉ viên."
Theo các tuyên bố của tập đoàn quân nhân cầm quyền, lệnh thiết quân luật cho phép quân đội xét xử những người bị bắt và những quyết định của tòa án binh là quyết định tối hậu.
Bà Haberkorn nói rằng cộng đồng quốc tế cần phải chú ý tới những diễn tiến đáng lo ngại, ảnh hưởng tới ngành tư pháp của Thái Lan.
"Việc không có quyền kháng án tại các tòa án quân sự là một việc hết súc đáng lo ngại. Bởi vì những người tranh đấu một cách hòa bình rất dễ bị truy tố về những tội phạm nghiêm trọng chống lại hoàng gia và nhà nước. Tôi lo ngại nhất về những chuyện sẽ xảy ra nếu các thủ tục tố tụng đó được tiến hành."
Giáo sư Haberkorn là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Á châu. Uûy ban này cùng với Hội Ân xá Quốc tế đã lên án việc tập đoàn quân nhân loại bỏ các tòa án dân sự. Các tổ chức này nói rằng theo luật nhân quyền quốc tế thì hành động đó của Thái Lan là bất hợp pháp.
Hôm nay một tòa án binh đã chấp thuận lệnh tróc nã 28 người, kể cả ông Jakrapob Penkair, một cựu bộ trưởng đang sống lưu vong. Có thể sẽ có thêm những vụ bắt giữ vào ngày mai.
Một viên tướng cảnh sát Thái Lan loan báo ông sẽ thưởng tiền mặt cho những ai nộp hình ảnh hoặc video của những người bày tỏ lập trường chính trị trái phép.
Những cuộc tụ họp chính trị đông hơn 5 người và những bình luận, kể cả những bình luận trên các trang mạng xã hội, bày tỏ những ý kiến có thể khích động rối loạn đều bị cấm theo lệnh thiết quân luật.
Giới hữu trách đã câu lưu những sinh viên học sinh và những người thực hiện những hoạt động có vẻ như bình thường ở nơi công cộng, như ăn bánh kẹp thịt, mặc những chiếc áo thun với khẩu hiệu như “hãy đọc tiểu thuyết ‘1984’ của Geroge Orwell”, hoặc ra dấu ba ngón tay như trong phim “The Hunger Games”.
Tướng Somyot Poopanmoug, Phó tư lệnh cảnh sát, loan báo thưởng 15 đô la tiền mặt cho hình của những nghi can như vậy. Ông nói rằng ông sẽ đích thân trao tiền thưởng cho những ai cung cấp những bức hình đưa tới chỗ truy tố nghi can.
Một nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Thái Lan, giáo sư Tyrell Heberkorn của Đại học Quốc gia Australia, nói rằng điều này thật là đáng thất vọng. Bà gọi hành động của chính quyền quân nhân Thái Lan là một sự tấn công vào quyền tự do diễn đạt của con người, vượt khỏi phạm vi chính trị.
"Ranh giới của những gì bị xem là tội phạm đang thay đổi từng ngày, nhưng việc này cũng đánh dấu một hành động rất đáng lo ngại bởi vì nó không khác gì với việc đòi hỏi dân chúng làm điềm chỉ viên."
Theo các tuyên bố của tập đoàn quân nhân cầm quyền, lệnh thiết quân luật cho phép quân đội xét xử những người bị bắt và những quyết định của tòa án binh là quyết định tối hậu.
Bà Haberkorn nói rằng cộng đồng quốc tế cần phải chú ý tới những diễn tiến đáng lo ngại, ảnh hưởng tới ngành tư pháp của Thái Lan.
"Việc không có quyền kháng án tại các tòa án quân sự là một việc hết súc đáng lo ngại. Bởi vì những người tranh đấu một cách hòa bình rất dễ bị truy tố về những tội phạm nghiêm trọng chống lại hoàng gia và nhà nước. Tôi lo ngại nhất về những chuyện sẽ xảy ra nếu các thủ tục tố tụng đó được tiến hành."
Giáo sư Haberkorn là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Á châu. Uûy ban này cùng với Hội Ân xá Quốc tế đã lên án việc tập đoàn quân nhân loại bỏ các tòa án dân sự. Các tổ chức này nói rằng theo luật nhân quyền quốc tế thì hành động đó của Thái Lan là bất hợp pháp.
Hôm nay một tòa án binh đã chấp thuận lệnh tróc nã 28 người, kể cả ông Jakrapob Penkair, một cựu bộ trưởng đang sống lưu vong. Có thể sẽ có thêm những vụ bắt giữ vào ngày mai.