BANGKOK —
Chính quyền quân nhân Thái Lan bắt đầu áp dụng những biện pháp an ninh mới trong một nỗ lực nhằm vãn hồi hòa bình tại miền nam, nơi các cuộc giao tranh với những phần tử ly khai Hồi Giáo làm hơn 5.000 người thiệt mạng trong thập niên qua. Theo tường trình của Thông tín viên Ron Corben từ Bangkok cho Đài VOA, các nhà lãnh đạo quân đội cũng hy vọng thực hiện lại cuộc hòa đàm với phe nổi dậy.
Trong cơ cấu chỉ huy mới của quân đội tại các tỉnh biên giới phía nam Thái Lan, lãnh tụ hội đồng quân nhân Tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thay thế nhà cầm quyền dân sự giữa lúc quân đội nắm giữ vai trò chỉ đạo trong những nỗ lực ngăn chặn bạo động gia tăng tại miền nam.
Các tổ chức dân sự sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của quân đội.
Chính quyền quân nhân, tên chính thức là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia, lên nắm quyền cách đây một tháng và cho biết hy vọng tái tục các cuộc hòa đàm đang bị đình trệ. Tin tức cho hay quân đội đang nhờ chính phủ Malaysia làm trung gian để thực hiện lại cuộc hòa đàm.
Nhà khoa học chính trị Panitan Wattanayagorn thuộc trường đại học Chulalongkorn là một cố vấn cho những chính phủ Thái Lan trước đây về các vấn đề an ninh tại các tỉnh miền nam. Ông nói quân đội đã thống nhất sự kiểm soát để kiểm điểm lại những khuyết điểm về an ninh dưới thời các chính phủ dân sự trước đây.
Ông Wattanayagorn nói: “Đó là sự quan sát của tôi - một cơ cấu thống nhất hơn cũng là một cơ cấu kiểm soát gọn gàng hơn. Điều này có nghĩa là quân đội có thể muốn sớm làm thêm nhiều việc tại miền nam. Tuy nhiên sự thành công có thể tùy thuộc trước tiên ở mức chiến lược hay mức chính sách. Tôi nghĩ việc này cần phải có sự thống nhất ở cấp lãnh đạo. Chúng tôi hy vọng một sáng kiến mới, đặc biệt về phương diện cai trị, về phương diện chính trị sẽ được đưa ra và sẽ mang lại những thay đổi tích cực.”
Giáo sư Panitan nói dưới thời những chính phủ dân sự trước đây, chính sách đã bị yếu đi vì những xung đột giữa các hoạt động dân sự và các hoạt động quân sự.
Cuộc nổi dậy kéo dài một thập niên đã làm hơn 5.800 người thiệt mạng và hơn 10.000 người khác bị thương. Phần lớn những mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của phe nổi dậy là những người Thái Lan theo Phật Giáo và những người Malay theo đạo Hồi tại các tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala.
Những nỗ lực đã thất bại trong việc dẹp yên nổi dậy bao gồm trấn áp, tranh thủ cảm tình của các cộng đồng địa phương và những khoản chi tiêu rất lớn của chính phủ trung ương nhằm thúc đẩy phát triển địa phương. Những cuộc tấn công tàn bạo của phe nổi dậy nhắm vào các giáo viên và các viên chức nhà nước đã đưa đến những cáo buộc là có những vụ giết hại không được xét xử do nhà cầm quyền thi hành, đã tạo ra một vòng lẩn quẩn của bạo động.
Giáo sư Panitan cho rằng cơ chế mới có thể làm cho công tác hành chánh có hiệu quả cao hơn nhưng cư dân địa phương có thể lo ngại về vai trò bị giảm thiểu của giới hữu trách dân sự trong việc làm ra chính sách.
Ông Wattanayagorn cho biết: “Ảnh hưởng mạnh mẽ của quân đội có thể gây nên một số lo ngại, đặc biệt về một vòng thương thuyết mới hay một cuộc đàm phán mới về kế hoạch cai trị tổng thể hay ngay cả về những hoạt động thường nhật.”
Các nhà tranh đấu nhân quyền cũng nêu lên sự quan tâm về việc quân đội định thực hiện lại cuộc điều đình trực tiếp với phe nổi dậy. Các cuộc hòa đàm dưới thời chính phủ dân sự của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sụp đổ vào năm ngoái và chưa có ấn định ngày nào để bắt đầu trở lại.
Bà Angkhana Neelapaijit, một nhà hoạt động nhân quyền, là vợ của luật sư Hồi Giáo Somchai Neelapaijit bị mất tích. Bà nói cần có một cơ quan trung lập để lãnh đạo các cuộc hòa đàm, hơn là quân đội.
Bà Neelapaijit nói: “Nếu quân đội muốn tham gia tiến trình hòa bình, làm thế nào họ có thể có được sự tin cậy một nhóm khác hay những tổ chức vũ trang khác? Bởi vì tôi nghĩ chúng ta cần có những người trung lập để nói chuyện với cả hai phía, không phải dùng bạo động và ngồi vào bàn thương thuyết để thảo luận về những sự sai lầm và những gì đã xảy ra.”
Các nhà phân tích hy vọng quân đội sẽ nhanh chóng thực hiện những sáng kiến mới để mang lại kết quả, bao gồm những hành động pháp lý để khuyến khích phe nổi dậy từ bỏ vũ khí, trong khi bác bỏ yêu cầu của phe nổi dậy đòi cho vùng này được tự trị nhiều hơn.
Trong cơ cấu chỉ huy mới của quân đội tại các tỉnh biên giới phía nam Thái Lan, lãnh tụ hội đồng quân nhân Tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thay thế nhà cầm quyền dân sự giữa lúc quân đội nắm giữ vai trò chỉ đạo trong những nỗ lực ngăn chặn bạo động gia tăng tại miền nam.
Các tổ chức dân sự sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của quân đội.
Chính quyền quân nhân, tên chính thức là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia, lên nắm quyền cách đây một tháng và cho biết hy vọng tái tục các cuộc hòa đàm đang bị đình trệ. Tin tức cho hay quân đội đang nhờ chính phủ Malaysia làm trung gian để thực hiện lại cuộc hòa đàm.
Nhà khoa học chính trị Panitan Wattanayagorn thuộc trường đại học Chulalongkorn là một cố vấn cho những chính phủ Thái Lan trước đây về các vấn đề an ninh tại các tỉnh miền nam. Ông nói quân đội đã thống nhất sự kiểm soát để kiểm điểm lại những khuyết điểm về an ninh dưới thời các chính phủ dân sự trước đây.
Ông Wattanayagorn nói: “Đó là sự quan sát của tôi - một cơ cấu thống nhất hơn cũng là một cơ cấu kiểm soát gọn gàng hơn. Điều này có nghĩa là quân đội có thể muốn sớm làm thêm nhiều việc tại miền nam. Tuy nhiên sự thành công có thể tùy thuộc trước tiên ở mức chiến lược hay mức chính sách. Tôi nghĩ việc này cần phải có sự thống nhất ở cấp lãnh đạo. Chúng tôi hy vọng một sáng kiến mới, đặc biệt về phương diện cai trị, về phương diện chính trị sẽ được đưa ra và sẽ mang lại những thay đổi tích cực.”
Giáo sư Panitan nói dưới thời những chính phủ dân sự trước đây, chính sách đã bị yếu đi vì những xung đột giữa các hoạt động dân sự và các hoạt động quân sự.
Cuộc nổi dậy kéo dài một thập niên đã làm hơn 5.800 người thiệt mạng và hơn 10.000 người khác bị thương. Phần lớn những mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của phe nổi dậy là những người Thái Lan theo Phật Giáo và những người Malay theo đạo Hồi tại các tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala.
Những nỗ lực đã thất bại trong việc dẹp yên nổi dậy bao gồm trấn áp, tranh thủ cảm tình của các cộng đồng địa phương và những khoản chi tiêu rất lớn của chính phủ trung ương nhằm thúc đẩy phát triển địa phương. Những cuộc tấn công tàn bạo của phe nổi dậy nhắm vào các giáo viên và các viên chức nhà nước đã đưa đến những cáo buộc là có những vụ giết hại không được xét xử do nhà cầm quyền thi hành, đã tạo ra một vòng lẩn quẩn của bạo động.
Giáo sư Panitan cho rằng cơ chế mới có thể làm cho công tác hành chánh có hiệu quả cao hơn nhưng cư dân địa phương có thể lo ngại về vai trò bị giảm thiểu của giới hữu trách dân sự trong việc làm ra chính sách.
Ông Wattanayagorn cho biết: “Ảnh hưởng mạnh mẽ của quân đội có thể gây nên một số lo ngại, đặc biệt về một vòng thương thuyết mới hay một cuộc đàm phán mới về kế hoạch cai trị tổng thể hay ngay cả về những hoạt động thường nhật.”
Các nhà tranh đấu nhân quyền cũng nêu lên sự quan tâm về việc quân đội định thực hiện lại cuộc điều đình trực tiếp với phe nổi dậy. Các cuộc hòa đàm dưới thời chính phủ dân sự của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sụp đổ vào năm ngoái và chưa có ấn định ngày nào để bắt đầu trở lại.
Bà Angkhana Neelapaijit, một nhà hoạt động nhân quyền, là vợ của luật sư Hồi Giáo Somchai Neelapaijit bị mất tích. Bà nói cần có một cơ quan trung lập để lãnh đạo các cuộc hòa đàm, hơn là quân đội.
Bà Neelapaijit nói: “Nếu quân đội muốn tham gia tiến trình hòa bình, làm thế nào họ có thể có được sự tin cậy một nhóm khác hay những tổ chức vũ trang khác? Bởi vì tôi nghĩ chúng ta cần có những người trung lập để nói chuyện với cả hai phía, không phải dùng bạo động và ngồi vào bàn thương thuyết để thảo luận về những sự sai lầm và những gì đã xảy ra.”
Các nhà phân tích hy vọng quân đội sẽ nhanh chóng thực hiện những sáng kiến mới để mang lại kết quả, bao gồm những hành động pháp lý để khuyến khích phe nổi dậy từ bỏ vũ khí, trong khi bác bỏ yêu cầu của phe nổi dậy đòi cho vùng này được tự trị nhiều hơn.