BANGKOK —
Thái Lan hôm nay tham gia cuộc hòa đàm không chính thức với các đại diện của phe đòi ly khai. Cuộc họp này là một sự đột phá quan trọng sau 9 năm bạo động giáo phái ở các tỉnh miền nam, nơi đa số dân chúng theo đạo Hồi. Các nhà phân tích và những nhân vật lãnh đạo Hồi giáo ở Thái Lan hy vọng rằng cuộc đàm phán có thể góp phần làm giảm thiểu những vụ bạo động, tuy các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben gởi về bài tường thuật sau đây.
Cuộc đàm phán ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia diễn ra sau những hoạt động ngoại giao kéo dài nhiều tháng giữa hai chính phủ Thái Lan và Malaysia, với mục tiêu chấm dứt tình trạng đổ máu trong nhiều năm qua ở miền nam Thái Lan.
Phái đoàn Thái Lan gồm 15 đại diện, trong đó có đại diện của các tổ chức nhân quyền, đã mở cuộc đàm phán không chính thức với 9 nhóm Hồi giáo đòi ly khai nằm dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Cách mạng Quốc gia, gọi tắt là BRN, và một nhóm nổi dậy chính khác là nhóm PULO.
Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, ông Paradon Pattanathabutr, là người đứng đầu phái đoàn Thái Lan. Ông cho biết mục tiêu ban đầu của cuộc họp là giảm thiểu mức độ bạo động ở các tỉnh miền nam.
Ông Paradon nói rằng nhóm BRN, được xem là nhóm nổi dậy chính, có thể góp phần giảm bớt bạo động qua việc sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục các nhóm vũ trang khác. Nhưng ông nói thêm rằng cần có thời gian để con số những vụ tấn công có thể giảm đi.
Cuộc họp bắt đầu hôm nay là cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên giữa nhà nước Thái Lan và các nhóm nổi dậy kể từ khi bạo động tái diễn vào năm 2004 và đã gây tử vong cho hơn 4.000 người.
Tuy Thái Lan là nước đại đa số dân chúng theo đạo Phật, các tỉnh Yala, Pattany và Narathiwat là nơi mà đa số cư dân là người theo đạo Hồi. Thái Lan đã sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ của mình vào năm 1902 từ tay Malaysia.
Hồi đầu tháng này, sau khi giới hữu trách loan báo kế hoạch đàm phán, các chiến binh của những nhóm nổi dậy khác đã gia tăng những vụ tấn công. Hôm nay, một vụ nổ mìn ở tỉnh Narathiwat giết chết 3 binh sĩ Thái Lan và làm cho 5 binh sĩ khác bị thương nặng. Hiện chưa rõ các nhóm chủ chiến tham gia hòa đàm có ảnh hưởng bao nhiêu với các nhóm không chịu tham gia.
Ông Panitan Wattanayagorn, giáo sư chính trị học của Đại học Chulalongkorn, cho biết cuộc họp này là bước đầu của một tiến trình lâu dài hơn để tiến tới các cuộc thương thuyết chính thức.
Sẽ phải mất một ít thời gian cho bước đầu tiên này. Công chúng Thái Lan đang hy vọng là đại diện của các nhóm như BRN và PULO sẽ chứng tỏ thiện chí qua việc không thúc đẩy cho mục tiêu thành lập một quốc gia riêng hay không hô hào cho một cuộc đấu tranh vũ trang. Để đổi lại, các giới chức chính phủ Thái Lan sẽ bảo đảm với một mức độ nào đó về cam kết của họ đối với tiến trình hòa bình.
Giáo sư Panitan cho biết vòng đàm phán kế tiếp dự kiến sẽ diễn ra ở Thái Lan. Ông nói rằng giới hữu trách Thái Lan có một cam kết chính trị mạnh mẽ để thúc đẩy cho cuộc hòa đàm tiến tới trong những tháng tới đây.
Cuộc đàm phán được thực hiện tiếp theo sau những cuộc vận động của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra với Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ông Thaksin, hiện sống lưu vong để tránh bị ngồi tù về tội tham nhũng, là một nhân vật then chốt làm ra quyết định đàng sau chính phủ của em gái ông là Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Người ta tin rằng các đại diện của phe nổi dậy sẽ đòi hỏi những nhượng bộ từ phía chính phủ Thái Lan, trong đó có việc triệt thoái binh sĩ, ân xá cho các chiến binh phe nổi dậy và dành quyền tự trị cho các tỉnh miền nam.
Ông Prakorn Preeyakorn, người đứng đầu Trung tâm Hồi giáo Thái Lan, cho biết đòi hỏi về quyền tự trị là một vấn đề then chốt.
Ông Prakorn nói: "Phong trào của phía đối nghịch với nhà nước chỉ muốn có căn cước riêng cho mình và có được tự do trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình tại các trường học, bên cạnh những đòi hỏi cụ thể về quyền tự trị địa phương. Tôi cho rằng đây là một phong trào phi trung ương hóa. Nhưng họ không thật sự muốn tách khỏi Thái Lan để có một quốc gia riêng."
Các lực lượng an ninh và quân đội Thái Lan đã loại bỏ khả năng thực hiện những hành động để dành quyền tự trị nhiều hơn cho các tỉnh miền nam. Quân đội hiện có 60.000 binh sĩ trú đóng trong vùng này và trước đây họ đã bác bỏ những đề nghị giảm bớt quân số để giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng ở địa phương.
Các giới chức chính phủ cho biết các cuộc đàm phán kế tiếp sẽ được sắp xếp sau khi các viên chức của Hội đồng An ninh Quốc gia và các đại diện của hai nhóm BRN và PULO đồng ý với nhau về các điều kiện đàm phán.
Cuộc đàm phán ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia diễn ra sau những hoạt động ngoại giao kéo dài nhiều tháng giữa hai chính phủ Thái Lan và Malaysia, với mục tiêu chấm dứt tình trạng đổ máu trong nhiều năm qua ở miền nam Thái Lan.
Phái đoàn Thái Lan gồm 15 đại diện, trong đó có đại diện của các tổ chức nhân quyền, đã mở cuộc đàm phán không chính thức với 9 nhóm Hồi giáo đòi ly khai nằm dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Cách mạng Quốc gia, gọi tắt là BRN, và một nhóm nổi dậy chính khác là nhóm PULO.
Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, ông Paradon Pattanathabutr, là người đứng đầu phái đoàn Thái Lan. Ông cho biết mục tiêu ban đầu của cuộc họp là giảm thiểu mức độ bạo động ở các tỉnh miền nam.
Ông Paradon nói rằng nhóm BRN, được xem là nhóm nổi dậy chính, có thể góp phần giảm bớt bạo động qua việc sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục các nhóm vũ trang khác. Nhưng ông nói thêm rằng cần có thời gian để con số những vụ tấn công có thể giảm đi.
Cuộc họp bắt đầu hôm nay là cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên giữa nhà nước Thái Lan và các nhóm nổi dậy kể từ khi bạo động tái diễn vào năm 2004 và đã gây tử vong cho hơn 4.000 người.
Tuy Thái Lan là nước đại đa số dân chúng theo đạo Phật, các tỉnh Yala, Pattany và Narathiwat là nơi mà đa số cư dân là người theo đạo Hồi. Thái Lan đã sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ của mình vào năm 1902 từ tay Malaysia.
Hồi đầu tháng này, sau khi giới hữu trách loan báo kế hoạch đàm phán, các chiến binh của những nhóm nổi dậy khác đã gia tăng những vụ tấn công. Hôm nay, một vụ nổ mìn ở tỉnh Narathiwat giết chết 3 binh sĩ Thái Lan và làm cho 5 binh sĩ khác bị thương nặng. Hiện chưa rõ các nhóm chủ chiến tham gia hòa đàm có ảnh hưởng bao nhiêu với các nhóm không chịu tham gia.
Ông Panitan Wattanayagorn, giáo sư chính trị học của Đại học Chulalongkorn, cho biết cuộc họp này là bước đầu của một tiến trình lâu dài hơn để tiến tới các cuộc thương thuyết chính thức.
Sẽ phải mất một ít thời gian cho bước đầu tiên này. Công chúng Thái Lan đang hy vọng là đại diện của các nhóm như BRN và PULO sẽ chứng tỏ thiện chí qua việc không thúc đẩy cho mục tiêu thành lập một quốc gia riêng hay không hô hào cho một cuộc đấu tranh vũ trang. Để đổi lại, các giới chức chính phủ Thái Lan sẽ bảo đảm với một mức độ nào đó về cam kết của họ đối với tiến trình hòa bình.
Giáo sư Panitan cho biết vòng đàm phán kế tiếp dự kiến sẽ diễn ra ở Thái Lan. Ông nói rằng giới hữu trách Thái Lan có một cam kết chính trị mạnh mẽ để thúc đẩy cho cuộc hòa đàm tiến tới trong những tháng tới đây.
Cuộc đàm phán được thực hiện tiếp theo sau những cuộc vận động của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra với Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ông Thaksin, hiện sống lưu vong để tránh bị ngồi tù về tội tham nhũng, là một nhân vật then chốt làm ra quyết định đàng sau chính phủ của em gái ông là Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Người ta tin rằng các đại diện của phe nổi dậy sẽ đòi hỏi những nhượng bộ từ phía chính phủ Thái Lan, trong đó có việc triệt thoái binh sĩ, ân xá cho các chiến binh phe nổi dậy và dành quyền tự trị cho các tỉnh miền nam.
Ông Prakorn Preeyakorn, người đứng đầu Trung tâm Hồi giáo Thái Lan, cho biết đòi hỏi về quyền tự trị là một vấn đề then chốt.
Ông Prakorn nói: "Phong trào của phía đối nghịch với nhà nước chỉ muốn có căn cước riêng cho mình và có được tự do trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình tại các trường học, bên cạnh những đòi hỏi cụ thể về quyền tự trị địa phương. Tôi cho rằng đây là một phong trào phi trung ương hóa. Nhưng họ không thật sự muốn tách khỏi Thái Lan để có một quốc gia riêng."
Các lực lượng an ninh và quân đội Thái Lan đã loại bỏ khả năng thực hiện những hành động để dành quyền tự trị nhiều hơn cho các tỉnh miền nam. Quân đội hiện có 60.000 binh sĩ trú đóng trong vùng này và trước đây họ đã bác bỏ những đề nghị giảm bớt quân số để giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng ở địa phương.
Các giới chức chính phủ cho biết các cuộc đàm phán kế tiếp sẽ được sắp xếp sau khi các viên chức của Hội đồng An ninh Quốc gia và các đại diện của hai nhóm BRN và PULO đồng ý với nhau về các điều kiện đàm phán.