Đường dẫn truy cập

Thái Lan có thể trở thành 'trung tâm đầu tư của nước ngoài'


Mỗi năm có 35.000 con voi bị giết để lấy ngà. REUTERS/Noor Khamis
Mỗi năm có 35.000 con voi bị giết để lấy ngà. REUTERS/Noor Khamis
Buôn bán ngà voi và sừng tê giác là đề tài hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, diễn ra mới đây tại Bangkok. Hội nghị đòi áp đặt lệnh cấm tất cả các vụ buôn bán động vật hoang dã tại 19 quốc gia, nếu các nước này không trấn áp nạn buôn lậu, săn bắt trộm, và bán ngà voi bất hợp pháp. Thông tín viên Henry Ridgwell ở Bangkok cho thấy một số thông tin về nạn săn trộm ngà voi.

Nạm giết tê giác để lấy sừng và giết voi để lấy ngà đã tăng vọt trong những năm gần đây. Và đó cũng là đề tài hàng đầu tại hội nghị 178 quốc gia tổ chức tại Thái Lan.

Trong số những người tham gia có ông Will Travers, thuộc nhóm bảo tồn động vật có tên là "Born Free." Ông nói:

"Năm 2007 có 13 con tê giác bị săn bắt trộm tại Nam Phi, năm ngoái có 668 và năm nay có 130 con riêng 3 tháng đầu."

Săn trộm voi cũng trên đà tăng lên. Các nhà hoạt động nói rằng lệnh cấm buôn bán ngà voi được quốc tế ký kết năm 1989 đã bị suy yếu và xói mòn. Kenya là một trong những quốc gia đòi phải trấn áp nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp ở châu Á. Ở gần núi Kilimanjaro, ông Steve Njumbi đang quản lý chương trình bảo tồn của Tổ chức Quốc tế Bảo vệ sự An sinh cho các giống Động vật. Ông cho biết:

"Có một nhận thức sai lầm nơi hầu hết những người muốn có ngà voi, họ cứ tưởng lấy ngà ra khỏi voi cũng giống như ta cắt móng tay; vì thế, tôi xin nói với người ở Trung Quốc, người ở Thái Lan rằng, con voi cực kỳ đau đớn khi bị rút ngà, đây là một cái chết rất dữ dội."

Bà Charlotte Davies của Tổ chức Điều tra Môi trường ở bên Anh cho biết mỗi năm có 35.000 con voi bị giết để lấy ngà, chủ yếu là do bọn tội phạm có tổ chức.

"Có một lệnh cấm quốc tế về buôn bán ngà voi, nhưng có hai lần ngà voi được bán tự do, một vào năm 1999 và một vào năm 2008. Tại Trung Quốc có một thị trường ngà voi hợp pháp trong nội địa, nhưng thị trường này không được điều tiết, không được thực thi tốt, và có những sơ hở. Điều đó có nghĩa là các ngà voi được thu hoạch bất hợp pháp, bị đánh bắt trộm, có thể chen chân vào thị trường đó.”

Những người chỉ trích nói rằng hai lần ngà voi được bán tự do đó chỉ làm số cầu tại châu Á tăng lên. Tổ chức của bà Davies ước tính rằng 90% số ngà voi buôn bán bên trong Trung Quốc là bất hợp pháp. Bà nói:

“Tổ chức của tôi đã nói tại hội nghị ở Thái Lan rằng cần phải đóng cửa tất cả các thị trường, và nói rõ cho mọi người mua ngà voi biết đây là chuyện bất hợp pháp, là một đe dọa cho đàn voi. "

Thái tử William của nước Anh cũng kêu gọi có hành động tức khắc chống lại nạn săn trộm – và gửi một tin nhắn bằng video đến hội nghị Thái Lan:

"Chúng ta phải cố gắng hơn nữa để chống lại tội phạm nghiêm trọng này nếu muốn đảo ngược xu hướng hiện nay. Nếu không, chúng ta sẽ thấy một số loại động vật sẽ bớt đi hoặc thậm chí cả chủng loại có thể tuyệt chủng.”

Các nhà hoạt động cảnh báo rằng nạn tuyệt chủng có thể xảy ra thực sự, nếu thỏa thuận toàn cầu về cấm buôn bán những thứ này không được ký kết và thực thi.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG