Một tổ chức nghiên cứu của Thụy Điển đã kết luận rằng những sức mạnh ở bên ngoài căn bản quyền lực truyền thống của Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách ngoại giao của nước này.
Viện SIPRI, được chính phủ Thụy Điển tài trợ đáng kể cho biết ngay cả khi mà chính phủ Trung Quốc vẫn duy trì quyền kiểm soát, "đa nguyên đang mở rộng" trong xã hội Trung Quốc và những liên kết ngày càng gia tăng với cộng đồng quốc tế đã tạo ra "những diễn viên mới có ảnh hưởng" đến việc tạo dựng chính sách đối ngoại của nước này.
SIPRI, tập trung vào những vấn đề kiểm soát vũ khí và xung đột quốc tế, nói rằng những ảnh hưởng mới, gồm cả những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu, nhất là các công ty năng lượng, chính phủ địa phưng, các nhà nghiên cứu và truyền thông Trung Quốc mà giới lãnh đạo chính phủ nói là "có những lúc cảm thấy buộc phải xét đến ảnh hưởng của họ."
Tổ chức này nói rằng cuộc nghiên cứu của họ nhắm vào "một thẩm quyền bao gồm nhiều thành phần" trong việc hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Theo SIPRI thì một trong những hậu quả đối với người nước ngoài là họ có thể phải đối phó với nhiều hơn là một cơ quan chính phủ hay tổ chức của đảng Cộng sản trong mối quan hệ với quốc gia đông dân nhất thế giới này, ví dụ các giới chức thương mại Trung Quốc có thể ủng hộ cho vai trò quốc tế ngày càng gia tăng, trong lúc các giới chức an ninh thì lại cảnh giác về những giá trị và ảnh hưởng của Tây phương ngày càng mạnh.