Đường dẫn truy cập

Chiếm Palmyra là thắng lợi lớn cho Nhà nước Hồi giáo ở Syria


Một chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ tại khu vực nằm giữa Homs và Palmyra hôm 20/5.
Một chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ tại khu vực nằm giữa Homs và Palmyra hôm 20/5.

Việc Nhà nước Hồi giáo chiếm được Palmyra ở Syria, một trong những địa điểm Di sản Thế giới có giá trị nhất trong khu vực, có thể là một chiến thắng quân sự to lớn cho tổ chức này, bởi vì họ lấy được một kho vũ khí quan trọng, một phi cảng và một nhà tù chứa đầy các phần tử thánh chiến.

Tuy nhiện, một số chuyên gia phân tích cho rằng việc chiếm đóng nhanh có thể cũng nằm một phần trong một thất bại chiến lược đã được tính toán cho chính phủ Syria trong lúc chống lại các lực lượng nổi dậy mà Damascus coi như một mối đe dọa lớn hơn cả Nhà nước Hồi giáo.

Một băng video nghiệp dư đăng trên một trang mạng xã hội hôm qua cho thấy hình ảnh dường như của một giếng dầu ở gần Palmyra.

Người đàn ông trong video, được cho là một chiến binh Nhà nước Hồi giáo, đã đưa ra những lời đe dọa không rõ nét nhắm vào dân chúng trong Vịnh Ả Rập và người Alawi – là hệ phái của Tổng thống Bashar al-Assad – và đoạn video cho thấy một chiếc xa chạy trên đường đến Palmyra.

Cùng ngày hôm đó, nhóm Nhà nước Hồi giáo cũng loan báo qua Twitter rằng họ đã chiếm được thành phố, gồm một căn cứ quân sự được cho là chứa những khối lượng vũ khí lớn, một phi cảng và một nhà tù.

Ông Mario Abou Zeid, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Carnegie Trung Đông ở Beirut, nói các phần tử thánh chiến từ khắp nơi của Syria đang bị giam giữ trong nhà tù đó, và đó có thể là một nguồn tuyển mộ trong tương lai.

Ông nói: “Sự kiện này cũng sẽ giúp Nhà nước Hồi giáo phóng thích một số phần tử thánh chiến mới và những người bị giam giữ trong các nhà tù này và sử dụng họ vào mục đích có lợi cho tổ chức.”

Cú giáng mạnh

Việc Palmyra thất thủ là một cú mạnh đánh vào chính phủ, đang kiểm soát thành phố, chủ yếu là cắt đứt tuyến đường bộ từ thủ đô Damascus đến các thành phố miền đông nằm trong quyền kiểm soát của chính phủ.

Ông Zeid nói việc thất thủ Palmyra chứng tỏ thế yếu ngày càng tăng của quân đội chính phủ và các toán dân quân được Iran hậu thuẫn chống lại các nhóm nổi dậy; nhưng, theo ông, cũng có thể có một yếu tố chiến lược trong việc rút lui: "Chế độ Assad muốn mở đường cho Nhà nước Hồi giáo hơn là để bất cứ thành phố hay cơ sở nào lọt vào tay phe đối lập."

Ông Zeid nói chính phủ Assad coi các nhóm nổi dậy là một mối đe dọa lớn hơn Nhà nước Hồi giáo. Ông cũng nói nhìn về phía trước, ông Assad có thể bảo vệ các lợi ích của ông bởi vì ông là kẻ thù của cả phe nổi dậy lẫn Nhà nước Hồi giáo.

Chế độ Assad muốn mở đường cho Nhà nước Hồi giáo hơn là để bất cứ thành phố hay cơ sở nào lọt vào tay phe đối lập.
Ông Mario Abou Zeid, nhà nghiên cứu của Trung tâm Carnegie Trung Đông, ở Beirut, nói.

Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đang chống lại ISIS, tức Nhà nước Hồi giáo, nhưng lại ủng hộ phe nổi dậy. Theo ông Zeid, nếu một thành phố rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo, thì ông Assad có thể có sự hỗ trợ để lấy lại được.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ nước ngoài dường như không có tác dụng, bởi vì nhóm Nhà nước Hồi giáo tiếp tục lấn lướt thêm ở cả Iraq lẫn Syria, sau khi chiếm được Ramadi, một thủ phủ tỉnh của Iraq, chỉ vài ngày trước trước, theo nhận định của chuyên gia phân tích Tim Eaton thuộc Chatham House.

Ông Eaton nói: “Khi chứng kiến các diễn biến trong những ngày gần đây ở Ramadi và nay ở Palmyra, chúng ta thấy rằng sự việc không nhất thiết là tốt; nhưng sự thực là, để đảo ngược chiều hướng này sẽ tiếp tục phải có một cam kết mà cho đến giờ này cộng đồng quốc tế vẫn không muốn từ bỏ. Do đó tôi cho rằng rõ ràng các biến cố như vụ Palmyra thực sự nêu bật các vấn đề này và cũng nêu bật sự kiện là sách lược không có hiệu quả.”

Di sản văn hóa

Palmyra là nơi tọa lạc một trong những di sản quan trọng nhất trong khu vực, nơi có các tác phẩm nghệ thuật và những cổ vật từ hàng ngàn năm. ISIS trước đây vẫn tìm cách gây sự chú ý hơn qua việc phá hoại những kho cổ vật quý và đăng những hình ảnh video lên mạng.

Tôi nghĩ nếu ta bàn về tình trạng Syria hậu chiến cuối cùng sẽ ra sao, khi những vết sẹo còn quá mới do những cuộc giao tranh khủng khiếp nay gây ra, thì ta phải nhìn vào những thứ sẽ kết nối người Syria lại với nhau và cái tinh thần cùng chung một lịch sử này – cùng chung các nền văn hóa- và nhiều nền văn hóa khác nhau – là điều thực quan trọng. Mất đi điều đó ư? Tôi nghĩ đó quả thực là một điềm xấu.
Chuyên gia phân tích Tim Eaton thuộc Chatham House nói.

Ông Eaton nói nhóm này cũng bán bất cứ báu vật nào có thể di dời, và mối lo ngại rằng những báu vật ở Palmyra sẽ bị phá hoại hay bán đi một cách phi pháp còn nhiều hơn là mất đi các món ấy.

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ nếu ta bàn về tình trạng Syria hậu chiến cuối cùng sẽ ra sao, khi những vết sẹo còn quá mới do những cuộc giao tranh khủng khiếp nay gây ra, thì ta phải nhìn vào những thứ sẽ kết nối người Syria lại với nhau và cái tinh thần cùng chung một lịch sử này – cùng chung các nền văn hóa- và nhiều nền văn hóa khác nhau – là điều thực quan trọng. Mất đi điều đó ư? Tôi nghĩ đó quả thực là một điềm xấu.”

Hơn 200 ngàn người đã thiệt mạng và một nửa dân số bị thất tán trong cuộc nội chiến 4 năm ở Syria.

Các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo đã lợi dụng tình hình rối ren, chiếm các thành phố và thị trấn từ gần một năm nay, nhưng họ tiếp tục thay đổi chiến thuật, và do đó, theo ông Eaton, rất khó mà đoán được sắp tới họ sẽ làm gì.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG