Pakistan và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận nhằm tiến hành các biện pháp duy trì lệnh ngưng bắn dọc theo Lằn ranh kiểm soát tại vùng Kashmir có tranh chấp. Thỏa thuận đạt được trong cuộc họp hôm qua giữa các chỉ huy quân sự cấp cao. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên như vậy trong 14 năm. Thông tín viên Ayaz Gul tường thuật từ Islamabad.
Cuộc họp được trông đợi nhiều kéo dài trong hai giờ đồng hồ và diễn ra cửa khẩu Wagah, gần biên giới gần thành phố Lahore của Pakistan. Cả hai bên đã miêu tả các cuộc đàm phán giữa các chỉ huy hai nước là ‘thân thiện, xây dựng và có hiệu quả’.
Một thông cáo chung được công bố sau cuộc họp nói rằng Thiếu tướng Pakistan Aamer Riaz và người đồng nhiệm phía Ấn Ðộ, Trung tướng Vinodh Bhatia, đã thảo luận các cách thức để làm giảm các căng thẳng dọc theo Lằn ranh Kiểm Soát (LoC), chia cắt khu vực Kashmir giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân. Thông cáo cũng nói thêm rằng các vị chỉ huy cũng đồng ý ‘tiếp thêm sinh khí cho các cơ chế hiện thời’ nhằm duy trì hòa bình và lệnh ngưng bắn trên đường biên giới thực tế.
Một lệnh ngừng bắn chung ở Kashmir về cơ bản đã được tuân thủ kể từ năm 2003, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ vi phạm lẻ tẻ. Tuy nhiên, năm nay lại chứng kiến các vụ việc gia tăng. Một loạt các vụ đụng độ đã dẫn cái chết của nhiều binh sĩ ở cả hai phía và gây căng thẳng cho quan hệ song phương. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau đã khiêu khích trước.
Nhưng tình trạng căng thẳng ở Kashmir đa phần đã lắng dịu kể từ khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nhậm chức hồi tháng Sáu với cam kết cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Tuy nhiên, các giới chức và các nhà phân tích không dự đoán rằng cuộc đối thoại ‘tổng thể’ sâu rộng về các tranh chấp kéo dài trong đó có Kashmir sẽ tái tục cho tới sau khi diễn ra các cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ vào tháng Năm năm sau.
Trao đổi với đài VOA trước cuộc họp hôm qua, cố vấn của Pakistan về vấn đề an ninh quốc gia và đối ngoại, Sartaj Aziz, thông báo về các tiến bộ đạt được trong các cuộc tiếp xúc song phương nhưng thừa nhận rằng cuộc đối thoại chính thức sẽ phải chờ tới sau khi diễn ra các cuộc bầu cử ở Ấn Độ.
“Cuộc đối thoại tái tục trong một số lĩnh vực như thương mại, vấn đề mua điện từ Ấn Độ, thỏa thuận về visa và một số các vấn đề khác. Đối thoại tái tục nhưng rõ ràng là các vấn đề lớn hơn có lẽ sẽ phải chờ tới sau khi diễn ra các cuộc bầu cử và tôi hy vọng rằng sẽ có sự cải thiện lớn về cả tiến trình đối thoại lẫn mối quan hệ giữa hai nước sau các cuộc bầu cử”.
Về phần mình, dường như Ấn Ðộ tỏ ra không mấy hứng thú muốn tái tục cuộc đối thoại hòa bình toàn diện và muốn Islamabad phải đáp ứng các điều kiện nhất định như đẩy nhanh việc xét xử một số nghi can người Pakistan bị cáo buộc đóng vai trò trong các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008.
Trong khi đó, ông Aziz tái khẳng định rằng Ấn Độ và Pakistan cần phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp để rút các lực lượng khỏi dòng sông băng Siachen đang trong vòng tranh chấp.
“Chúng tôi đã thảo luận vấn đề Siachen với Ấn Độ và đã có nhiều tiến bộ, nhưng mỗi khi bàn chi tiết vấn đề thì mọi chuyện bị đình lại. Nhưng giờ tôi nghĩ rằng các cuộc vận động hành lang về môi trường ở cả Ấn Độ và Pakistan sẽ thúc ép chính phủ hai nước giải quyết vấn đề này càm sớm càng tốt vì những thiệt hại đối với môi trường đối với Siachen kể từ năm 1984 không thể khắc phục được nếu chúng ta không nhanh chóng giải quyết vấn đề”.
Thế bế tắc về Sianchen đã bắt đầu năm 1984 khi các binh sĩ Ấn Độ chiếm quyền kiểm soát các vùng cao nguyên của sông băng không người ở và Pakistan thiết lập các chốt kiểm soát ở phần lãnh thổ nước này. Kể từ đó, xung đột đã gây thiệt hại nhiều tỷ đôla và khiến hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng. Cả hai bên đều đổ lỗi cho tình trạng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra phần lớn những cái chết vừa kể.
Sông băng nằm ở mũi phía bắc của biên giới Kashmir. Các giới chức Pakistan tin rằng Siachen là vấn đề dễ giải quyết nhất trong toàn bộ các tranh chấp đang làm tổn hại các mối quan hệ song phương. Nhưng các giới chức ở Islamabad được dẫn lời nói rằng New Delhi muốn xử lý vấn đề này trong khuôn khổ một giải pháp toàn diện cho cuộc tranh chấp ở Kashmir.
Cuộc họp được trông đợi nhiều kéo dài trong hai giờ đồng hồ và diễn ra cửa khẩu Wagah, gần biên giới gần thành phố Lahore của Pakistan. Cả hai bên đã miêu tả các cuộc đàm phán giữa các chỉ huy hai nước là ‘thân thiện, xây dựng và có hiệu quả’.
Một thông cáo chung được công bố sau cuộc họp nói rằng Thiếu tướng Pakistan Aamer Riaz và người đồng nhiệm phía Ấn Ðộ, Trung tướng Vinodh Bhatia, đã thảo luận các cách thức để làm giảm các căng thẳng dọc theo Lằn ranh Kiểm Soát (LoC), chia cắt khu vực Kashmir giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân. Thông cáo cũng nói thêm rằng các vị chỉ huy cũng đồng ý ‘tiếp thêm sinh khí cho các cơ chế hiện thời’ nhằm duy trì hòa bình và lệnh ngưng bắn trên đường biên giới thực tế.
Một lệnh ngừng bắn chung ở Kashmir về cơ bản đã được tuân thủ kể từ năm 2003, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ vi phạm lẻ tẻ. Tuy nhiên, năm nay lại chứng kiến các vụ việc gia tăng. Một loạt các vụ đụng độ đã dẫn cái chết của nhiều binh sĩ ở cả hai phía và gây căng thẳng cho quan hệ song phương. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau đã khiêu khích trước.
Nhưng tình trạng căng thẳng ở Kashmir đa phần đã lắng dịu kể từ khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nhậm chức hồi tháng Sáu với cam kết cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Tuy nhiên, các giới chức và các nhà phân tích không dự đoán rằng cuộc đối thoại ‘tổng thể’ sâu rộng về các tranh chấp kéo dài trong đó có Kashmir sẽ tái tục cho tới sau khi diễn ra các cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ vào tháng Năm năm sau.
Trao đổi với đài VOA trước cuộc họp hôm qua, cố vấn của Pakistan về vấn đề an ninh quốc gia và đối ngoại, Sartaj Aziz, thông báo về các tiến bộ đạt được trong các cuộc tiếp xúc song phương nhưng thừa nhận rằng cuộc đối thoại chính thức sẽ phải chờ tới sau khi diễn ra các cuộc bầu cử ở Ấn Độ.
“Cuộc đối thoại tái tục trong một số lĩnh vực như thương mại, vấn đề mua điện từ Ấn Độ, thỏa thuận về visa và một số các vấn đề khác. Đối thoại tái tục nhưng rõ ràng là các vấn đề lớn hơn có lẽ sẽ phải chờ tới sau khi diễn ra các cuộc bầu cử và tôi hy vọng rằng sẽ có sự cải thiện lớn về cả tiến trình đối thoại lẫn mối quan hệ giữa hai nước sau các cuộc bầu cử”.
Về phần mình, dường như Ấn Ðộ tỏ ra không mấy hứng thú muốn tái tục cuộc đối thoại hòa bình toàn diện và muốn Islamabad phải đáp ứng các điều kiện nhất định như đẩy nhanh việc xét xử một số nghi can người Pakistan bị cáo buộc đóng vai trò trong các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008.
Trong khi đó, ông Aziz tái khẳng định rằng Ấn Độ và Pakistan cần phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp để rút các lực lượng khỏi dòng sông băng Siachen đang trong vòng tranh chấp.
“Chúng tôi đã thảo luận vấn đề Siachen với Ấn Độ và đã có nhiều tiến bộ, nhưng mỗi khi bàn chi tiết vấn đề thì mọi chuyện bị đình lại. Nhưng giờ tôi nghĩ rằng các cuộc vận động hành lang về môi trường ở cả Ấn Độ và Pakistan sẽ thúc ép chính phủ hai nước giải quyết vấn đề này càm sớm càng tốt vì những thiệt hại đối với môi trường đối với Siachen kể từ năm 1984 không thể khắc phục được nếu chúng ta không nhanh chóng giải quyết vấn đề”.
Thế bế tắc về Sianchen đã bắt đầu năm 1984 khi các binh sĩ Ấn Độ chiếm quyền kiểm soát các vùng cao nguyên của sông băng không người ở và Pakistan thiết lập các chốt kiểm soát ở phần lãnh thổ nước này. Kể từ đó, xung đột đã gây thiệt hại nhiều tỷ đôla và khiến hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng. Cả hai bên đều đổ lỗi cho tình trạng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra phần lớn những cái chết vừa kể.
Sông băng nằm ở mũi phía bắc của biên giới Kashmir. Các giới chức Pakistan tin rằng Siachen là vấn đề dễ giải quyết nhất trong toàn bộ các tranh chấp đang làm tổn hại các mối quan hệ song phương. Nhưng các giới chức ở Islamabad được dẫn lời nói rằng New Delhi muốn xử lý vấn đề này trong khuôn khổ một giải pháp toàn diện cho cuộc tranh chấp ở Kashmir.