Một trong những mục tiêu của chuyến công du Phi Châu của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama là xúc tiến lợi ích thương mại của Mỹ trên một châu lục do Trung Quốc chế ngự. Theo tường thuật của thông tín viên Gabe Joselow của đài VOA ở Đông Phi, sự cạnh tranh giữa hai đại cường kinh tế này được phơi bày ở Tanzania, chặng dừng chân cuối trong chuyến đi của ông Obama.
Trong lúc có mặt tại Das es Salaam, trung tâm thương mại của Tanzania, vào ngày thứ hai tới đây, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ và Phi Châu để tìm kiếm những cách thức nhằm giúp cho các công ty Mỹ chiếm một chỗ đứng trên các thị trường Phi Châu.
Các công ty Mỹ đã tụt hậu so với Trung Quốc trong lãnh vực đầu tư ở Phi Châu và Trung Quốc mới đây đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này.
Ngay cả chuyến công du Tanzania của ông Obama cũng chậm hơn chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là người đã đến quốc gia Đông Phi này hồi tháng ba.
Ông Phạm Hoàng An (J. Peter Pham), Giám đốc Trung tâm Phi Châu của Hội đồng Đại tây dương ở Washington, nói rằng Hoa Kỳ phải ra sức để bắt kịp Trung Quốc.
Ông Phạm nói: "Trung Quốc đang ở phía trước khá xa chẳng phải vì họ đưa ra những thương vụ tốt nhất mà vì họ thường đưa ra thương vụ duy nhất. Nói một cách tổng quát thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ, ngoại trừ những công ty trong ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, chưa thật sự nhận thức một cách đầy đủ tiềm năng của thị trường Phi Châu."
Ông Phạm nói thêm rằng nước Mỹ cũng không duy trì được một số những dự án đầu tư trước đây ở Phi Châu và điều đó làm cho Trung Quốc chiếm được ưu thế.
Lấy Tanzania làm thí dụ. Năm 2008, dưới thời Tổng thống George W Bush, Công ty Thách thức Thiên niên kỷ (Millennium Challenge Corporation) do Hoa Kỳ tài trợ đã ký với Tanzania một hợp đồng gần 700 triệu đô la để xây dựng đường sá và các cơ sở hạ tầng khác ở nước này. Nhưng phần lớn của khoản tiền đó đã gián tiếp hoặc trực tiếp rơi vào tay các công ty của Trung Quốc, là những công ty đã giành được hợp đồng để thực hiện các dự án.
Do đó, chẳng những các công ty Trung Quốc được hưởng lợi từ công trình này mà người dân Tanzania còn nhìn thấy các toán công nhân Trung Quốc xây dựng đường sá và lắp đặt ống thoát nước.
Ông Phạm Hoàng An nói rằng việc thuê mướn các công ty Trung Quốc thực hiện các công trình do Mỹ tài trợ là một việc tự gây nguy hại cho quyền lợi của nước Mỹ.
Ông Phạm nói: "Nếu mục đích của viện trợ nước ngoài là tranh thủ nhân tâm thì mục đích đó đã không đạt được. Người dân bình thường họ không nhìn vào những hàng chữ nhỏ để biết nước nào tài trợ cho dự án nào. Họ chỉ nhìn thấy người nước nào thực hiện dự án nào."
Hoa Kỳ đã tìm cách xoa dịu những mối lo ngại về những hoạt động kinh tế mỗi ngày một nhiều của Trung Quốc ở Phi Châu.
Ông Larry Farris, một chuyên viên thương mại cấp cao của chính phủ Mỹ làm việc ở Nam Phi, nhận xét như sau.
Ông Farris nói: "Tôi nghĩ rằng có rất nhiều sự lo ngại về những sự việc làm cho các mối quan hệ thương mại thay đổi và khi các mối quan hệ thay đổi và khi chúng ta có những cầu thủ mới tham gia cuộc chơi. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quan tâm hay lo ngại quá đáng về sự trỗi dậy của Trung Quốc."
Ông Farris nói thêm rằng các hoạt động phát triển, bất kể là do nước nào thực hiện, cũng đều có ích cho người dân ở Phi Châu.
Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có một cách thức tiếp cận khác biệt rất nhiều đối với viện trợ và đầu tư.
Khi đến thăm Tanzania hồi tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng nước ông sẽ luôn luôn cung cấp sự trợ giúp mà không kèm theo điều kiện chính trị nào.
Nhưng sự trợ giúp của Hoa Kỳ thường được liên kết với những biện pháp cải cách chính trị hoặc kinh tế.
Ông Adams Oloo, Khoa trưởng Phân khoa Chính trị của Đại học Nairobi, cho rằng Hoa Kỳ đang đối mặt với một công việc khó khăn là làm thế nào để cân bằng giữa lý tưởng và các quyền lợi kinh doanh. Ông nói tiếp như sau.
Ông Oloo nói: "Trong khi đó, cách tiếp cận của Trung Quốc có thể nói là “Tôi sẽ làm ăn với bất cứ ai. Những gì xảy ra bên trong quốc gia đó không phải là chuyện của tôi.” Đối với phương Tây thì đây là một thách thức lớn. Họ phải làm thế nào để vừa chống lại Trung Quốc và phương Đông vừa giữ gìn được những giá trị mà họ muốn được thể hiện ở các quốc gia trong vùng Đông Phi."
Chuyến đi này là chuyến công du thứ nhì của ông Obama đến Phi Châu kể từ khi ông đến thăm Ghana vào năm 2009. Trong chuyến công du đó, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lưu lại lục địa Châu Phi chưa đầy 24 giờ đồng hồ.
Trong lúc có mặt tại Das es Salaam, trung tâm thương mại của Tanzania, vào ngày thứ hai tới đây, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ và Phi Châu để tìm kiếm những cách thức nhằm giúp cho các công ty Mỹ chiếm một chỗ đứng trên các thị trường Phi Châu.
Các công ty Mỹ đã tụt hậu so với Trung Quốc trong lãnh vực đầu tư ở Phi Châu và Trung Quốc mới đây đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này.
Ngay cả chuyến công du Tanzania của ông Obama cũng chậm hơn chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là người đã đến quốc gia Đông Phi này hồi tháng ba.
Ông Phạm Hoàng An (J. Peter Pham), Giám đốc Trung tâm Phi Châu của Hội đồng Đại tây dương ở Washington, nói rằng Hoa Kỳ phải ra sức để bắt kịp Trung Quốc.
Ông Phạm nói: "Trung Quốc đang ở phía trước khá xa chẳng phải vì họ đưa ra những thương vụ tốt nhất mà vì họ thường đưa ra thương vụ duy nhất. Nói một cách tổng quát thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ, ngoại trừ những công ty trong ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, chưa thật sự nhận thức một cách đầy đủ tiềm năng của thị trường Phi Châu."
Ông Phạm nói thêm rằng nước Mỹ cũng không duy trì được một số những dự án đầu tư trước đây ở Phi Châu và điều đó làm cho Trung Quốc chiếm được ưu thế.
Lấy Tanzania làm thí dụ. Năm 2008, dưới thời Tổng thống George W Bush, Công ty Thách thức Thiên niên kỷ (Millennium Challenge Corporation) do Hoa Kỳ tài trợ đã ký với Tanzania một hợp đồng gần 700 triệu đô la để xây dựng đường sá và các cơ sở hạ tầng khác ở nước này. Nhưng phần lớn của khoản tiền đó đã gián tiếp hoặc trực tiếp rơi vào tay các công ty của Trung Quốc, là những công ty đã giành được hợp đồng để thực hiện các dự án.
Do đó, chẳng những các công ty Trung Quốc được hưởng lợi từ công trình này mà người dân Tanzania còn nhìn thấy các toán công nhân Trung Quốc xây dựng đường sá và lắp đặt ống thoát nước.
Ông Phạm Hoàng An nói rằng việc thuê mướn các công ty Trung Quốc thực hiện các công trình do Mỹ tài trợ là một việc tự gây nguy hại cho quyền lợi của nước Mỹ.
Ông Phạm nói: "Nếu mục đích của viện trợ nước ngoài là tranh thủ nhân tâm thì mục đích đó đã không đạt được. Người dân bình thường họ không nhìn vào những hàng chữ nhỏ để biết nước nào tài trợ cho dự án nào. Họ chỉ nhìn thấy người nước nào thực hiện dự án nào."
Hoa Kỳ đã tìm cách xoa dịu những mối lo ngại về những hoạt động kinh tế mỗi ngày một nhiều của Trung Quốc ở Phi Châu.
Ông Larry Farris, một chuyên viên thương mại cấp cao của chính phủ Mỹ làm việc ở Nam Phi, nhận xét như sau.
Ông Farris nói: "Tôi nghĩ rằng có rất nhiều sự lo ngại về những sự việc làm cho các mối quan hệ thương mại thay đổi và khi các mối quan hệ thay đổi và khi chúng ta có những cầu thủ mới tham gia cuộc chơi. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quan tâm hay lo ngại quá đáng về sự trỗi dậy của Trung Quốc."
Ông Farris nói thêm rằng các hoạt động phát triển, bất kể là do nước nào thực hiện, cũng đều có ích cho người dân ở Phi Châu.
Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có một cách thức tiếp cận khác biệt rất nhiều đối với viện trợ và đầu tư.
Khi đến thăm Tanzania hồi tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng nước ông sẽ luôn luôn cung cấp sự trợ giúp mà không kèm theo điều kiện chính trị nào.
Nhưng sự trợ giúp của Hoa Kỳ thường được liên kết với những biện pháp cải cách chính trị hoặc kinh tế.
Ông Adams Oloo, Khoa trưởng Phân khoa Chính trị của Đại học Nairobi, cho rằng Hoa Kỳ đang đối mặt với một công việc khó khăn là làm thế nào để cân bằng giữa lý tưởng và các quyền lợi kinh doanh. Ông nói tiếp như sau.
Ông Oloo nói: "Trong khi đó, cách tiếp cận của Trung Quốc có thể nói là “Tôi sẽ làm ăn với bất cứ ai. Những gì xảy ra bên trong quốc gia đó không phải là chuyện của tôi.” Đối với phương Tây thì đây là một thách thức lớn. Họ phải làm thế nào để vừa chống lại Trung Quốc và phương Đông vừa giữ gìn được những giá trị mà họ muốn được thể hiện ở các quốc gia trong vùng Đông Phi."
Chuyến đi này là chuyến công du thứ nhì của ông Obama đến Phi Châu kể từ khi ông đến thăm Ghana vào năm 2009. Trong chuyến công du đó, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lưu lại lục địa Châu Phi chưa đầy 24 giờ đồng hồ.