Đường dẫn truy cập

Cảnh sát tiết lộ chi tiết về tay súng thực hiện các vụ tấn công ở Copenhagen


Người dân đốt nến tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công trước giáo đường Do Thái ở Copenhagen, 15/2/15
Người dân đốt nến tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công trước giáo đường Do Thái ở Copenhagen, 15/2/15

Cảnh sát Đan Mạch bắn chết một người đàn ông vào sáng sớm Chủ nhật, được xem là nghi can giết 2 người trong thủ đô Copenhagen hôm Thứ bảy, mà Thủ tướng nước này gọi là một hành động khủng bố bất chấp đạo lý nhắm vào Đan Mạch.

Nhà chức trách cho biết người đàn ông võ trang này là một người sinh trưởng ở Đan Mạch 22 tuổi bị bắn chết sau khi anh ta nổ súng nhắm vào các cảnh sát gần một nhà ga xe lửa.

Theo lời cảnh sát lý lịch tư pháp của người này trước đây có hành động bạo động và tấn công với võ khí.

Các viên chức cho biết không có bằng chứng cho thấy có những kẻ võ trang khác liên quan đến các vụ nổ súng - một tại buổi bàn luận về tự do ngôn luận và một vụ khác bên ngoài giáo đường Do Thái giáo ở Copenhagen.

Ông Joergen Skov, điều tra viên của cảnh sát Đan Mạch nói, “Chúng tôi còn đối mặt với một cuộc điều tra rộng lớn. Chúng tôi cần bảo đảm rằng giả thuyết của chúng tôi là đúng sự thật. Một số sự việc cho thấy chúng tôi đã nhắm đúng người, nhưng chúng tôi vẫn phải điều tra liệu có phải anh ta hành động một mình hay không, nhưng vào lúc này không có điều gì gợi cho thấy có bất cứ thủ phạm nào liên quan đến vụ này.”

Người đứng đầu cơ quan tình báo Đan Mạch Jens Madsen nói rằng các nhà điều tra tin là tay súng được khích lệ bởi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon lên án các vụ tấn công gây chết người.

Hoa Kỳ đã lên án vụ tấn công tại một tại cửa hiệu cà phê, gọi đó là hành động tệ hại.

Trong vụ tấn công thứ nhất, tay súng với võ khí tự động giết chết một người và làm 3 cảnh sát bị thương tại một cửa hiệu cà phê. Truyền thông Đan Mạch xác nhận người qua đời là đạo diễn phim Finn Norgaard, 55 tuổi.

Buổi thảo luận về tự do ngôn luận cũng có sự tham dự của họa sĩ biếm họa người Thụy Điển Lars Vilks, ông được biết đến với những bức họa trêu chọc, trong đó có một bức biếm họa vẽ nhà Tiên tri Muhammad, dẫn đến những lời đe dọa nhắm vào họa sĩ 68 tuổi này. Đại sứ Pháp tại Đan Mạch Francois Zimeray, cũng dự buổi thảo luận. Các 2 ông đều không hề hấn gì trong vụ nổ súng.

Vài giờ sau đó, ông Dan Uzan một người tình nguyện làm bảo vệ tại buổi lễ Bat Mitzvah, bị giết và 2 cảnh sát bị thương trong vụ nổ súng trong giáo đường Do Thái.

Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đã đến giáo đường chia buồn hôm Chủ nhật. Bà nói:

““Chúng ta nghĩ dến toàn thể cộng đồng người Do Thái hôm nay. Họ ở nước Đan Mạch. Họ là một phần vững mạnh của cộng đồng chúng ta. Và chúng ta sẽ làm mọi cách có thể làm được để bảo vệ cộng đồng Do Thái ở đất nước chúng ta.”

Trước tình hình bạo động, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kêu gọi người Do Thái ở châu Âu trở về Israel, như ông đã lên tiếng sau vụ tấn công một siêu thị của người Do Thái ở Paris hồi tháng trước.

Các viên chức Pháp so sánh giữa các hành vi bạo động ở Copenhagen với các vụ ở Paris.

Lên tiếng từ thủ đô Đan Mạch hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve nhận xét về các phản ứng tương tự ở 2 nước.

Ông nói tại một cuộc họp báo, “Tôi đã nhìn thấy vào sáng nay cũng nổi đau buồn mà tôi đã chứng kiến trong ánh mắt đăm đăm hải hùng của người dân Paris hồi tháng Giêng (sau vụ nổ súng). Cùng nổi buồn, cùng nổi sợ hãi, cùng vẻ nghiêm trang, cùng sự trầm ngâm và cùng một niềm thương tiếc.”

Đại sứ Pháp tại Đan Mạch, hôm Thứ bảy, theo dự trù sẽ nói về ảnh hưởng của các vụ tấn công tại tòa báo trào phúng Charlie Hebdo và cửa hàng tạp hóa của người Do Thái ở Pháp. Các vụ tấn công do các phần tử cực đoan Hồi giáo thực hiện gây tử vong cho 20 người, kể cả những kẻ tấn công. Tờ báo Pháp này có tiếng là chế giễu tôn giáo và đã phát hành nhiều tranh biếm họa về nhà Tiên tri Muhammad.

Các mối đe dọa và các vụ tấn công nhắm vào các họa sĩ biếm họa, mà các tác phẩm của họ đã gây tức giận một số người Hồi giáo bắt đầu với vụ đăng 12 bức tranh trong nhật báo Đan Mạch Jyllanhds-Posten hồi tháng 9 năm 2005. Tờ báo nói rằng các bức biếm họa, phần lớn mô tả Tiên tri Muhammad, là một phần của nỗ lực đóng góp vào cuộc tranh luận về sự chỉ trích của Hồi giáo và tự kiểm duyệt.

Các bức biếm họa cuối cùng đã dẫn đến các vụ biểu tình trên khắp thế giới, kể cả các vụ biểu tình bạo động và các vụ bạo loạn ở một số nước Hồi giáo.

Giữa tháng 10 năm 2005 và đầu tháng 1 năm 2006, các mẫu của các biếm họa này được các nhật báo lớn ở châu Âu in lại, như Hà Lan, Đức, Scandinavia, Romania, và Thụy Sĩ. Sau các vụ biểu tình phản đối rầm rộ trên thế giới, chúng lại được ấn hành trên khắp thế giới, nhưng chính yếu là ở châu Âu.

Nhiều âm mưu bạo động liên quan đến các bức biếm họa đã bị phát hiện trong những năm sau đó.

Các nghệ sĩ khác các họa sĩ biếm họa cũng là mục tiêu của sự giận dữ của người Hồi giáo do tác phẩm của họ. Như nhà văn người Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie, tác giả quyển Những Vần Thơ của Quỹ Satan đã bị đe dọa đến tính mạng, trong đó có pháp lệnh do nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Rulollah Khomeini ban hành vào năm 1989 kêu gọi ám sát ông.

Nhà làm phim người Hà Lan Theo Van Gogh bị giết vào tháng 11 năm 2004 bởi một người Hồi giáo người Hà Lan gốc Ma rốc, tức giận với bộ phim ngắn Submission của ông, chỉ trích cách đối xử với phụ nữ trong Hồi giáo.

Tại Đức, nước láng giềng của Đan Mạch, hôm Chủ nhật, một cuộc diễn hành mừng lễ hội trong thành phố Braunschweig đã bị bãi bỏ với một thông báo đưa ra trong một thời gian ngắn, vì điều mà nhà chức trách gọi là mối đe dọa “cụ thể” của một cuộc tấn công Hồi giáo

Cảnh sát không tiết lộ tính chất của mối đe dọa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG