Đường dẫn truy cập

Thủ tướng Đan Mạch bênh vực Tự do Ngôn luận sau vụ nổ súng ở Copenhagen


Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt nói chuyện tại cuộc họp báo ở Copenhagen về vụ nổ súng, 15/2/15
Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt nói chuyện tại cuộc họp báo ở Copenhagen về vụ nổ súng, 15/2/15

Thủ tướng Đan Mạch nói các vụ tấn công ở Copenhagen sẽ không làm thay đổi con đường tự do ngôn luận quốc gia này theo đuổi. Cảnh sát cho biết họ đã bắn chết nghi can trong vụ nổ súng giống lạ lùng với những vụ xảy ra ở Paris hồi tháng trước. Thông tín viên Lisa Bryant tường trình cho đài VOA từ Paris.

Đan Mạch đau buồn sau các vụ nổ súng trong thủ đô Copenhagen giết chết 2 người và làm cho nhiều cảnh sát bị thương. Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt nhận định các vụ tấn công như hành động khủng bố bất chấp đạo lý. Bà đã đến thăm giáo đường Do Thái hôm Chủ nhật, tiếp theo sau vụ người bảo vệ an ninh người Do Thái bị giết. Thủ tướng Đan Mạch nói:

“Chúng ta nghĩ đến gia đình của ông ấy, chúng ta đến cùng với họ ngày hôm nay. Nhưng, hôm nay, chúng ta cũng nghĩ dến toàn thể cộng đồng người Do Thái. Họ ở nước Đan Mạch. Họ là một phần vững mạnh của cộng đồng chúng ta. Và chúng ta sẽ làm mọi cách có thể làm được để bảo vệ cộng đồng Do Thái ở đất nước chúng ta.”

Thủ tướng Đan Mạch lên tiếng chỉ vài giờ sau khi cảnh sát bắn chết người đàn ông, nghi can thực hiện các vụ nổ súng. Kẻ tấn công, trước tiên, giết một đạo diễn phim và làm 2 cảnh sát bị thương tại một trung tâm văn hóa đang mở cuộc thảo luận về Hồi giáo và tự do ngôn luận. Tên này cũng bắn các cảnh sát có mặt bên ngoài giáo đường Do Thái Copenhagen, cùng với một nhân viên bảo vệ người Do Thái, người này đã qua đời vì các vết thương.

Vụ nổ súng xảy ra chỉ hơn một tháng sau các vụ tấn công tại tòa soạn báo Charlie Hebdo và một cửa hàng tạp hóa của người Do Thái trong thủ đô Paris.

Trong những người tham dự cuộc thảo luận tại Trung tâm văn hóa Copenhagen có Đại sứ Pháp tại Đan Mạch. Cũng có sự tham gia của họa sĩ biếm họa Thụy Điển, người từng trực diện với mưu toan ám sát vì đã vẽ một bức biếm họa Tiên tri Mohammed – tương tự như những tranh vẽ báo Charlie Hebdo ấn hành.

Trong cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius nói ông kinh ngạc vì sự tương đồng trong các vụ tấn công ở Copenhagen và Paris. Đầu tiên, ông nói, là vụ tấn công chống lại biểu tượng của tự do ngôn luận. Tiếp theo là vụ tấn công nhắm vào người Do Thái và một cuộc đối đầu với cảnh sát.

Các nước thuộc Liên hiệp châu Âu muốn tăng cường chia sẻ thông tin về an ninh, và tình báo giữa lúc sự lo ngại về Hồi giáo cực đoan đang gia tăng và thêm các vụ tấn công xảy ra. Tuy nhiên, bà Anne Giudicelli, sáng lập viên nhóm phân tích Terr(o)risc ở Paris, nói rằng các biện pháp này chỉ giải quyết phần nào vấn đề:

“Còn có một đáp án khác đó là tăng cường chính trị và văn hóa .. (liệu) Hồi giáo có tương thích với tinh thần dân chủ châu Âu và vv… Tôi cảm thấy đó không phải là đề tài thảo luận đúng. Vấn đề thảo luận là: làm thế nào chúng ta lại tạo ra những người như vậy, là con cái của chúng ta? Và làm thế nào mà họ lại muốn giết những người, công dân của chính họ?”

Một thập kỷ trước đây, Đan Mạch bị những người Hồi giáo trên khắp thế giới giận dữ vì phát hành các tranh biếm họa chế giễu Nhà Tiên tri của Hồi giáo. Cũng như ở Pháp hồi tháng trước, cũng các vấn đề về tự do ngôn luận và những sự việc nhạy cảm về tôn giáo lại một lần nữa khơi lên tranh luận.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG