NEW YORK —
Vùng biển băng trên Bắc cực trong tuần này đã thu hẹp đến mức thấp mới so với khu vực này được ghi chép trong sổ sách bắt đầu vào năm 1979. Thông tín viên Đài VOA từ New York Peter Fedynsky tường trình là vùng nước biển ngày càng mở rộng tại vùng cực của thế giới có thể có ảnh hưởng đối với việc tàu thuyền đi lại trên thế giới, đời sống hoang dã, và ngay cả ngoại giao quốc tế.
Gấu Bắc cực săn hải cẩu trên biển băng, nhưng gấu có thể bị chết đuối nếu phải bơi một đoạn đường dài trên biển. Ảnh vệ tinh được cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA công bố cho thấy mối đe dọa rõ ràng đối với gấu Bắc cực. So sánh hình ảnh của Bắc Băng Dương chụp vào năm 1979 và vào ngày 16 tháng 9 năm nay cho thấy biển thu hẹp lại bằng một diện tích lớn hơn bang Texas, một khoảng cách ngay cả gấu Bắc cực khỏe nhất cũng không vượt qua nổi.
Các khoa học gia nói nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân hủy thời xa xưa làm gia tăng khí thải cácbon trong bầu khí quyển. Việc này không những chỉ làm ấm các đại dương, nhưng cũng đe dọa đa dạng sinh học tại những vùng nước biển lạnh và ấm nữa. Ông Ben Orlove, một nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu tại trường đại học Columbia nói:
“Khi chúng ta làm tăng khí CO2 trong bầu khí quyển, một tỷ lệ cao, khoảng 40% của khí này trở lại đại đương, làm cho mức axít của đại dương gia tăng và đe dọa các vỉa san hô.”
Ông Orlove cho biết là các vỉa san hô chết đe dọa tôm cá ở chung quanh.
Các khoa học gia tại một một hội nghị chuyên đề mới đây của Viện Địa cầu trường đại học Columbia nói ít băng làm cho các thuyền bè rời xa kênh Panama. Đó là vì con đường phía bắc dù vẫn còn nguy hiểm, nhưng giúp giảm bớt khoảng cách giữa châu Âu và châu Á khoảng 6.500 kilômét.
Bà Anne Siders thuộc Trung tâm Luật pháp về Biến đổi Khí hậu trường đại học Columbia nói những quốc gia giáp ranh với Bắc cực không phải chỉ là những nước duy nhất có những mối quan tâm đối với vùng này:
“Chắc chắn có những quan tâm về Bắc cực của những quốc gia không tiếp xúc trực tiếp về phương diện địa lý với Bắc cực, rõ ràng về tài nguyên thiên nhiên, về đánh cá và nhiều nguyên nhân khác nữa.”
Nguồn cung cấp năng lượng nằm trong số những nguyên nhân này. Bà Siders nói Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm kiếm ảnh hưởng - nhưng cho tới nay thất bại - trong Hội đồng Bắc cực, một diễn đàn quốc tế gồm 8 quốc gia giáp ranh Bắc cực.
Các nhà khoa học nói vùng biển không bị đóng băng mở rộng tại Bắc cực có nghĩa là nước bốc hơi nhiều hơn và thời tiết khắc nghiệt tại những nơi khác. Ông Peter Schlosser thuộc Viện Địa cầu nói thêm là nước ấm chung quanh Greenland có thể làm tan chảy băng của đảo làm phương hại đến những vùng đất thấp khác.
“Việc này ảnh hưởng đến mực nước biển. Nếu nhìn vào vùng Thái Bình Dương nhiệt đới và những đảo quốc tại vùng này thì thấy mực nước biển dâng cao và sự tồn tại của những đảo quốc này thực sự bị đe dọa vì băng tan.”
Bắc cực xa cách những vùng dân cư của thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học dè dặt là khoảng cách này không bảo đảm là người dân các nơi khác không bị ảnh hưởng vì vùng cực bắc của hành tinh chúng ta ấm dần.
Gấu Bắc cực săn hải cẩu trên biển băng, nhưng gấu có thể bị chết đuối nếu phải bơi một đoạn đường dài trên biển. Ảnh vệ tinh được cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA công bố cho thấy mối đe dọa rõ ràng đối với gấu Bắc cực. So sánh hình ảnh của Bắc Băng Dương chụp vào năm 1979 và vào ngày 16 tháng 9 năm nay cho thấy biển thu hẹp lại bằng một diện tích lớn hơn bang Texas, một khoảng cách ngay cả gấu Bắc cực khỏe nhất cũng không vượt qua nổi.
Các khoa học gia nói nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân hủy thời xa xưa làm gia tăng khí thải cácbon trong bầu khí quyển. Việc này không những chỉ làm ấm các đại dương, nhưng cũng đe dọa đa dạng sinh học tại những vùng nước biển lạnh và ấm nữa. Ông Ben Orlove, một nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu tại trường đại học Columbia nói:
“Khi chúng ta làm tăng khí CO2 trong bầu khí quyển, một tỷ lệ cao, khoảng 40% của khí này trở lại đại đương, làm cho mức axít của đại dương gia tăng và đe dọa các vỉa san hô.”
Ông Orlove cho biết là các vỉa san hô chết đe dọa tôm cá ở chung quanh.
Các khoa học gia tại một một hội nghị chuyên đề mới đây của Viện Địa cầu trường đại học Columbia nói ít băng làm cho các thuyền bè rời xa kênh Panama. Đó là vì con đường phía bắc dù vẫn còn nguy hiểm, nhưng giúp giảm bớt khoảng cách giữa châu Âu và châu Á khoảng 6.500 kilômét.
Bà Anne Siders thuộc Trung tâm Luật pháp về Biến đổi Khí hậu trường đại học Columbia nói những quốc gia giáp ranh với Bắc cực không phải chỉ là những nước duy nhất có những mối quan tâm đối với vùng này:
“Chắc chắn có những quan tâm về Bắc cực của những quốc gia không tiếp xúc trực tiếp về phương diện địa lý với Bắc cực, rõ ràng về tài nguyên thiên nhiên, về đánh cá và nhiều nguyên nhân khác nữa.”
Nguồn cung cấp năng lượng nằm trong số những nguyên nhân này. Bà Siders nói Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm kiếm ảnh hưởng - nhưng cho tới nay thất bại - trong Hội đồng Bắc cực, một diễn đàn quốc tế gồm 8 quốc gia giáp ranh Bắc cực.
Các nhà khoa học nói vùng biển không bị đóng băng mở rộng tại Bắc cực có nghĩa là nước bốc hơi nhiều hơn và thời tiết khắc nghiệt tại những nơi khác. Ông Peter Schlosser thuộc Viện Địa cầu nói thêm là nước ấm chung quanh Greenland có thể làm tan chảy băng của đảo làm phương hại đến những vùng đất thấp khác.
“Việc này ảnh hưởng đến mực nước biển. Nếu nhìn vào vùng Thái Bình Dương nhiệt đới và những đảo quốc tại vùng này thì thấy mực nước biển dâng cao và sự tồn tại của những đảo quốc này thực sự bị đe dọa vì băng tan.”
Bắc cực xa cách những vùng dân cư của thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học dè dặt là khoảng cách này không bảo đảm là người dân các nơi khác không bị ảnh hưởng vì vùng cực bắc của hành tinh chúng ta ấm dần.