Quỹ Dã sinh Thế giới cho Thiên nhiên gọi hành tinh này là đang đau yếu và nói họ có các số liệu thống kê để chứng minh điều đó. WWF nói chỉ số Hành Tinh Sống của tổ chức nhận thấy tính đa dạng sinh học đã sụt giảm tới gần 30% trên toàn cầu kể từ năm 1970 và, ở vùng nhiệt đới bị tác động nặng nhất, tỷ lệ này lên tới 60%.
Bản phúc trình cũng đo lường dấu ấn sinh thái của các quốc gia; đó là áp lực tích lũy mà các quốc gia đặt lên hành tinh. Phúc trình đo lường khối lượng tổng cộng đất đai và các nguồn lực được sử dụng, kể cả lượng khí thải carbon và so sánh số này với lượng đất đai và biển có được.
Tổng giám đốc WWF Jim Leape nói đã có một sự gia tăng khổng lồ và một nhu cầu không thể chịu đựng nổi về các nguồn lực thiên nhiên tính từ năm 1961.
Ông Leape nói: “Do đó, ở thời điểm này, chúng ta đang sử dụng số nguồn lực mỗi năm nhiều hơn so với khả năng lấp đầy trở lại của quả đất...Chúng ta đang sống như thể chúng ta có 1 hành tinh rưỡi để hỗ trợ cho chúng ta...Như thế, trong khi hiện giờ chúng ta đã đứng ở mức 50% vượt quá khả năng của trái đất để hỗ trợ cho chúng ta, thì đến năm 2030, chúng ta sẽ cần đến hai hành tinh để hỗ trợ cho cách thức sinh hoạt của chúng ta, và đến năm 2050, thì cần tới 3 hành tinh. Vậy là chúng ta đang đi theo một hướng rõ ràng là không thể bền vững được.”
Bản phúc trình coi tác động của sự tăng trưởng dân số và sự tiêu thụ quá mức là các lực đẩy quan trọng đằng sau áp lực đè lên môi trường.
WWF nhận thấy các nước giầu tiêu thụ trung bình các tài nguyên thiên nhiên gấp 5 lần so với các nước nghèo. Sự kiện này được thể hiện bởi 10 nước hàng đầu có dấu ấn sinh học lớn nhất tính theo đầu người. Trong số các nước này có 3 nước sản xuất dầu ở Trung Đông, 5 nước ở châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và Australia.
Chỉ số Hành tinh Sống ghi nhận các hiện tượng suy thoái về tính đa dạng sinh học kể từ năm 1970 là nhanh nhất ở các nước có thu nhập thấp hơn. Bản phúc trình nói sự kiện này chứng tỏ các quốc gia nghèo khó nhất và dễ bị tác động nhất đang bổ trợ cho các lối sống của các nước giàu có hơn.
Ông Jim Leape nói không còn nhiều thời gian cho hành tinh này, nhưng chưa đến nỗi hết thời gian, và có nhiều biện pháp mà các quốc gia và cá nhân có thể thực hiện để đảo ngược sự suy thoái về đa dạng sinh học. Ông nói một số hệ sinh thái phải được bảo vệ, cho dù ở dưới nước hay trên bộ. Ông cho rằng một số đất đai phải được dành riêng ra để duy trì sự lành mạnh của hệ thống rộng lớn hơn.
Ông Leape: "Ðiều cũng quan trọng là chúng ta đang phục hồi các hệ sinh thái bản địa và quản lý các hệ sinh thái này theo một cách để nâng đỡ sự toàn vẹn cơ bản của các hệ sinh thái đó. Do đó ta sẽ thấy điểm này trong bản phúc trình: Nếu các nước tăng cường và chấm dứt việc phá rừng trước năm 2020 – điều mà nhiều nước đã cam kết làm – thì có thể cứu vãn 180 triệu hecta rừng vào năm 2050, so với việc cứ tiến hành công việc như thường lệ.”
Các nhà bảo vệ môi sinh cũng đang hối thúc các quốc gia tiết kiệm năng lượng nhiều hơn. Họ nói rằng các quốc gia phải khai triển năng lượng có thể tái tạo, nhất là năng lượng gió và mặt trời. Họ nói điều này có thể giúp các quốc gia tự túc về nhiên liệu, tiết kiệm được tiền bạc, và kéo chậm đà biến đổi khí hậu qua việc hạ giảm khí thải carbon dioxide. Họ đang kêu gọi xử lý nguồn nước tốt hơn và chấm dứt việc đánh cá quá mức.
WWF cho rằng các cá nhân có thể làm rất nhiều để bảo toàn các nguồn tài nguyên đang cạn dần qua việc trở nên những người tiêu thụ khôn ngoan hơn. Tổ chức này nói họ có thể chọn giải pháp đi bộ thay vì lái xe, họ có thể mua thực phẩm sản xuất ở gần nhà hơn là thực phẩm được chở từ xa tới. Quỹ nói rằng mọi người có thể dùng sức mạnh của lá phiếu để bầu cho các chính trị gia thân thiện với môi trường và bất tín nhiệm những người không đi theo hướng đó.
Quỹ Dã Sinh Thế giới cho Thiên nhiên - gọi tắt là WWF - cảnh báo rằng thế giới đang tiêu thụ các nguồn lực của trái đất nhiều hơn so với sức chịu đựng của hành tinh này. WWF khởi động bản phúc trình về hành tinh sống chỉ 5 tuần trước khi các quốc gia họp tại hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất ở Rio de Janeiro để hối thúc các nhà lãnh đạo chính trị có biện pháp bảo vệ trái đất cho các thế hệ mai sau.
Liên quan
Đường dẫn liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Thêm nhiều nhóm nhân quyền lên án Nghị định 126 của Việt Nam
2Nhà hàng Việt kiện thành phố ở Mỹ đòi bồi thường 2,4 triệu USD vì xử phạt ‘mùi hôi’
3Bloomberg: Israel Aerospace tính lập liên doanh, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
4Vụ tông xe chợ Giáng sinh ở Đức làm 5 người chết, 200 người bị thương
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!