Đường dẫn truy cập

Campuchia thông qua luật về tội khi quân


Thủ tướng Campuchia Hun Sen kính chào vua Norodom Sihamoni tại một buổi lễ, 9/11/2017.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen kính chào vua Norodom Sihamoni tại một buổi lễ, 9/11/2017.

Người Campuchia giờ đây có nghĩa vụ hiến định phải "bảo vệ tổ quốc" và bị cấm xúc phạm nhà vua, theo một số sửa đổi luật mà các nhà quan sát cho rằng điều này báo hiệu về một cuộc tấn công kéo dài vào các quyền tự do dân sự ở nước này.

Đạo luật mới về tội khi quân, tương tự như luật của Thái Lan mà các nhà quan sát cho rằng đã bị lạm dụng một cách thô bạo và có hệ thống để làm câm họng các nhà bất đồng chính kiến, quy định mức án tù từ 1 đến 5 năm.

Luật đã được Quốc hội Campuchia thông qua hôm 14/2 cùng với một loạt những sửa đổi hiến pháp mơ hồ, trong đó có một sửa đổi cho phép tước vĩnh viễn quyền bầu cử đối với tội phạm bị kết án.

Phát ngôn viên của Bộ Tư pháp, ông Chin Malin, nói rằng luật về tội khi quân là "rất cần thiết" để mang lại tôn ti trật tự đối với cách người dân "thực hiện quyền tự do của họ", nhấn mạnh rằng luật chỉ áp dụng với những lời xúc phạm đối với nhà vua, chứ không phải các thành viên khác của hoàng gia.

Ông nói: "Lý do mà chúng tôi chưa làm trước đây và giờ mới làm là vì bối cảnh hiện nay đã khác, với việc một số người thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách vô trách nhiệm, vượt ra khỏi những ranh giới và động chạm tới phẩm giá của nhà vua”.

Kingsley Abbott, một cố vấn pháp luật quốc tế cấp cao tại Ủy ban Luật gia Quốc tế, nói rằng các chính phủ trong khu vực đã thông qua các luật mà cũng là những bài học quan trọng về "cách lạm dụng luật để hạn chế các quyền tự do biểu đạt cơ bản".

"Đáng chú ý, những nghĩa vụ này được quy định bằng những câu chữ mơ hồ, chúng có thể được diễn dịch tùy tiện để bao trùm một loạt các hoạt động mà chính phủ có thể muốn đàn áp", ông viết trong một email.

Tại Campuchia, các luật về phỉ báng, kích động và gián điệp hiện hành tỏ ra hoàn toàn đủ để nhắm mục tiêu vào các hành vi thực hiện quyền tự do biểu đạt gây khó chịu.

Tuần trước, San Rotha, 29 tuổi, đã bị bắt vào đúng ngày cưới tại Campuchia vì anh đã hối thúc đồng bào mình đứng lên chống lại chế độ độc tài trong một bài đăng trên Facebook.

Cũng trong tuần đó, Thái Lan đã trục xuất bà Sam Sokha, người Campuchia đã được LHQ cấp quy chế tị nạn, sau khi có cáo buộc bà bị quay phim đã ném giày vào tấm áp phích có hình các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền.

Nhà lãnh đạo phe đối lập Kem Sokha, người có chính đảng đã bị tòa án giải tán, hiện vẫn đang bị giam chờ ngày xét xử vì cáo buộc ông làm gián điệp, hai cựu phóng viên Đài Á châu Tự do và một nhà làm phim người Úc cũng bị cáo buộc tương tự.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG