Một phụ nữ Đài Loan đã bị bắt về tội bán người Campuchia để lao động cực nhọc như nô lệ trên các tàu cá khắp thế giới.
Một thẩm phán Campuchia đã thẩm vấn người phụ nữ này – bà Lâm Vũ Hâm, 53 tuổi – gần 4 tiếng đồng hồ trước khi đưa bà vào tù để chờ ngày kêu án, tờ Phnom Penh Post đưa tin hôm thứ Hai.
Bà Lâm, Giám đốc công ty Thủy sản Quốc tế Đại dương, bị bắt hồi thứ Sáu tuần trước, sau khi lẩn trốn kể từ kúc có trát bắt giam bà hồi tháng Giêng.
Ông Chiv Phally, Vụ phó Vụ chống Buôn người, thuộc Bộ Nội vụ Campuchia nói bà Lâm đã bị điều tra từ cuối năm 2011 sau khi có khoảng 170 người khiếu nại công ty bà đã chuyển người ra nước ngoài bất hợp pháp.
Theo hồ sơ, bà đã đưa độ 700 người Campuchia đi lao động trên các tàu cá tại nhiều quốc gia, trong đó có Nam Phi, Micronesia, Fiji, Qatar và Nhật Bản.
Người người bị đưa khỏi Campuchia phải lao động đến 20 tiếng một ngày mà không được hưởng lương, ông Phally cho biết.
Công ty của bà Lâm đã đóng cửa năm 2011 và theo lời ông Joel Preston, nhà tư vấn cho tổ chức bênh vực pháp lý cộng đồng, hiện chưa rõ còn bao nhiêu người Campuchia vẫn còn lao động kiểu nô lệ.
Nguồn: UPI, Xinhua
Một thẩm phán Campuchia đã thẩm vấn người phụ nữ này – bà Lâm Vũ Hâm, 53 tuổi – gần 4 tiếng đồng hồ trước khi đưa bà vào tù để chờ ngày kêu án, tờ Phnom Penh Post đưa tin hôm thứ Hai.
Bà Lâm, Giám đốc công ty Thủy sản Quốc tế Đại dương, bị bắt hồi thứ Sáu tuần trước, sau khi lẩn trốn kể từ kúc có trát bắt giam bà hồi tháng Giêng.
Ông Chiv Phally, Vụ phó Vụ chống Buôn người, thuộc Bộ Nội vụ Campuchia nói bà Lâm đã bị điều tra từ cuối năm 2011 sau khi có khoảng 170 người khiếu nại công ty bà đã chuyển người ra nước ngoài bất hợp pháp.
Theo hồ sơ, bà đã đưa độ 700 người Campuchia đi lao động trên các tàu cá tại nhiều quốc gia, trong đó có Nam Phi, Micronesia, Fiji, Qatar và Nhật Bản.
Người người bị đưa khỏi Campuchia phải lao động đến 20 tiếng một ngày mà không được hưởng lương, ông Phally cho biết.
Công ty của bà Lâm đã đóng cửa năm 2011 và theo lời ông Joel Preston, nhà tư vấn cho tổ chức bênh vực pháp lý cộng đồng, hiện chưa rõ còn bao nhiêu người Campuchia vẫn còn lao động kiểu nô lệ.
Nguồn: UPI, Xinhua