Sek Navuoch nói ông đến ngôi mộ này mấy lần một năm để cầu cho tâm hồn bình yên và cho công việc buôn bán của ông được phát đạt.
Đại đa số người dân Khmer có tập tục thờ cúng tổ tiên, nhưng ông Sek không những chỉ cúng vái tổ tiên mà ông còn đang xì xụp quì lạy trước ngôi mộ của lãnh tụ Khmer đỏ Pol Pot.
Dưới thời Pol Pot, một người được biết đến dưới tên hiệu là “anh cả”, những tay cộng sản cuồng tín đã tàn sát đến 2 triệu người Capmuchia khi họ toan tính thiết lập một thiên đường cộng sản cho nông dân.
Ông Sek Navuoch nói: ”Tôi kính trọng ông. Tôi không biết là ông có giết người hay không. Ông là người già cả và bây giờ là một trong những người thuộc hàng ngũ ông bà, tổ tiên rồi, vì thế tôi cứ khấn vái ông phù hộ cho gia đình tôi được thịnh vượng."
Mộ của Pol Pot ở ngay sau tiệm tạp hóa nhỏ của ông Sek, và ông cho biết ông đã ra ngôi mộ này cúng quảy sau khi thấy thân nhân của Pol Pot đến đấy khấn vái.
Ông cho biết việc buôn bán của ông khấm khá, và tuy ông không chắc được là có phải hương hồn của Pol Pot phù hộ hay không, nhưng ông và bạn bè của ông vẫn tiếp tục khấn vái Pol Pot cho chắc ăn.
Ông Sek Navuoch, xã trưởng xã Sleng Por thuộc quận Anlong Veng, từng là một binh sỹ Khmer đỏ. Ông nói rằng Pol Pot là một vĩ nhân khi nói đến những gì mà ông đã hoàn tất được, nhưng Pol Pot đã không nghĩ tới những thống khổ của người dân.
Ông nói: ”Những người đến khấn vái trước mộ của Pol Pot là thân quyến ruột thịt của ông, hay là những người từng có quan hệ mật thiết với ông. Họ vẫn tin vào chính sách của ông. Một số người còn muốn đem thi hài của ông về nhà vì họ cho rằng ông sống khôn chết thiêng sẽ đem lại may mắn cho họ."
Giống như hầu hết những cựu thành viên Khmer đỏ, ông Un không nhận là ông đã từng nhúng tay vào bất cứ hành vi tàn ác nào. Nhưng ông nói các đồng chí của ông, tất cả nay đã chết, có thổ lộ với ông rằng họ có nhúng tay vào tra tấn và giết người.
Tại tư gia của lãnh đạo quân sự Khmer Rouge, ông Ta Mok, vào giữa thập niên 1990 Pol Pot và những lãnh đạo cao cấp hiện đang bị xét xử, đã mở những cuộc hội họp cuối cùng, trước khi Khemr đỏ phân chia và rồi giải tán.
Ông Seang Sokheng người đứng đầu văn phòng du lịch cũng là một cựu thành viên Khmer đỏ, giải thích chuyện gì đã xảy ra.
Ông nói: ”Hai nhóm trung thành với Pol Pot và Ta Mok tìm cách nắm quyền kiểm soát quân đội Khmer đỏ. Lúc đầu Pol Pot là nhân vật nhiều thế lực nhất nhưng sau Ta Mok nắm được quyền kiểm soát quân đội nên ông ta trở thành nhân vật có thế lực nhất.”
Ta Mok bắt giữ Pol Pot và đã mở phiên tòa xét xử cho có. Nhưng tay lãnh đạo hết thời này đã chết trong lúc bị câu lưu trước khi ông ta bị đưa ra xét xử theo đúng thủ tục pháp lý chuẩn mực.
Ta Mok cũng bị bắt sau đó một năm và cũng chết trước khi bị đưa ra xét xử trước tòa án.
Bốn lãnh đạo chính trị cao cấp còn lại bị bắt năm 2007 và hiện nay đang phải đối mặt với các cáo trạng từ tra tấn đến diệt chủng tại tòa án được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ ở Phnom Penh.
Nhưng một số quan sát viên cho rằng những bị cáo này, với số tuổi từ 79 đến 85, sẽ không còn sống lâu nữa để đối mặt với bản án dành cho vai trò của họ trong cuộc cách mạng đẫm máu của Pol Pot.
Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Khmer đỏ tác hại ở Campuchia, tàn sát trên 1/4 dân số nước này để theo đuổi thiên đường cộng sản. Trong lúc 4 tay chủ chốt của Khmer đỏ còn sống hiện đang bị xét xử tại Phnom Penh, thì Pol Pot, kẻ phải chịu trách nhiệm nhiều nhất đã lọt lưới công lý. Ông ta chết năm 1989, ngay vào lúc Khmer đỏ đang tan rã. Nhưng như thông tín viên Daniel Schearf tường trình từ Anlong Veng, một trong những cứ địa cuối cùng của Khmer đỏ, một số người Campuchia vẫn còn coi Pol Pot là một nhân vật đầy quyền uy đáng được thờ phượng.