Đường dẫn truy cập

Các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất đạo luật tăng viện trợ cho Myanmar


Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi ngồi với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw (phải) và Phó Tổng thống Henry Van Hti Yu theo sau Hội nghị Panglong Thế kỷ 21 ở Naypyitaw, ngày 31/8/2016.
Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi ngồi với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw (phải) và Phó Tổng thống Henry Van Hti Yu theo sau Hội nghị Panglong Thế kỷ 21 ở Naypyitaw, ngày 31/8/2016.

Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin hôm thứ Ba đã đề xuất một dự luật lưỡng đảng xin tăng viện trợ tài chính và quân sự cho Myanmar, còn gọi là Miến Điện, vốn đã bị ngăn chặn gần một năm từ cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trong gần năm thập niên tại nước này.

Ông Cardin nói đạo luật thừa nhận các biện pháp trừng phạt hiện hành áp dụng đối với quốc gia này được lập ra dựa vào thời kỳ chế độ cai trị ở Myanmar áp bức hơn rất nhiều. Ông nói đạo luật sẽ giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nhưng cũng đặt ra các tiêu chuẩn cho mối quan hệ giữa Mỹ và Myanmar trong tương lai.

Ông Cardin nói với đài VOA: “Nó cung cấp viện trợ kinh tế, tạo điều kiện cho chúng ta can dự trực tiếp giữa dân với dân, cũng như giữa quân đội với quân đội”, và ông nói thêm rằng “Nó cũng tạo điều kiện cho hai nước chúng ta làm việc với nhau”.

Đạo luật Chiến lược Miến Điện năm 2016 hướng dẫn việc hạ giảm các biện pháp trừng phạt và kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ sửa đổi hoặc dỡ bỏ trừng phạt trong tương lai, căn cứ vào sự tiến bộ của đất nước này trong tiến trình minh bạch hóa và các mục tiêu quản trị tích cực khác.

Đạo luật tăng viện trợ kinh tế của Mỹ, và tìm cách thúc giục các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ cho các sáng kiến ở Myanmar. Đạo luật này cũng cho phép quân đội Mỹ tham gia huấn luyện cho quân đội Myanmar về tiếng Anh và các chương trình khác được thiết kế nhằm tăng sự kiểm soát dân sự trong quân đội.

Ông McCain cho biết trong một tuyên bố: “Sau gần 50 năm dưới sự cai trị của quân đội, Miến Điện đã đạt được một cột mốc lịch sử bằng một cuộc bầu cử dân chủ và chuyển tiếp thành công quyền lực cho một chính phủ dân sự lãnh đạo. Tiến trình phi thường này cho phép xem xét lại chính sách của Hoa Kỳ đối với Miến Điện, và đạo luật này tìm cách mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước. Mối quan hệ sẽ hỗ trợ cho việc tiếp tục tiến trình hướng tới dân chủ, nhân quyền và hòa bình cho người dân Miến Điện”.

Việc giới thiệu dự luật xảy ra trùng hợp với chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và là nhà hoạt động nhân quyền trong một thời gian dài. Theo lịch trình, bà Suu Kyi sẽ gặp gỡ nhiều thành viên Quốc hội trong chuyến thăm này.

Dưới chế độ độc tài quân sự của Myanmar, bà Suu Kyi đã bị nhiều năm quản thúc tại gia, trước khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân Chủ (NLD) của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và lên nắm quyền. Vì có hai con trai là công dân Anh, theo hiến pháp của Myanmar, bà không được phép làm tổng thống. Do đó bà đã được trao danh hiệu cố vấn nhà nước kiêm bộ trưởng ngoại giao.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG