Các nhà lập pháp Mỹ nói rằng việc Tổng thống Obama quyết định tạm ngưng một số chương trình viện trợ quân sự cho Ai Cập có thể phương hại tới quyền lợi an ninh của Mỹ ở Trung Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tại Bộ Ngoại giao, Washington đang đình hoãn việc chuyển giao những hệ thống vũ khí quan trọng để chờ có được điều mà họ gọi là “tiến bộ khả tín” để hướng tới một chính phủ được bầu lên một các dân chủ.
Trong lúc bạo động ở Ai Cập tiếp diễn, các nhà lập pháp Mỹ nêu nghi vấn về việc Washington quyết định tạm ngưng chuyển giao những hệ thống vũ khí quan trọng cho đồng minh lâu đời này. Dân biểu Eliot Engel, thuộc đảng Dân chủ, phát biểu như sau.
"Khu vực này đang tan ra từng mảnh. Syria đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Iran đang trở thành một mối đe dọa đáng kể. Tôi nghĩ hành động có thể làm cho những đồng minh và những nước bạn lâu đời xa lánh chúng ta là một hành động không mấy khôn ngoan."
Dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc đảng Cộng hòa, nói rằng việc ngưng chuyển giao các loại xe tăng và máy bay trực thăng tấn công gây tổn hại cho một quân đội đã lật đổ chính phủ do phong trào Huynh đệ Hồi giáo lãnh đạo, là chính phủ đã mỗi ngày một độc tài hơn.
"Chúng ta đang treo cổ Tướng al-Sissi và những những người mà chúng ta đang tán thưởng vì họ đã đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo quá khích ở Ai Cập. Chúng ta để mặc cho họ ra sao thì ra."
Nhưng Hoa Kỳ đã có một quan điểm tế nhị hơn về vụ lật đổ ông Mohamed Morsi, là vị tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ ở Ai Cập. Từ khi ông Morsi bị lật đổ tới nay, các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích việc đàn áp những người ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo, những vụ bắt bớ tràn làn và những hành vi ngược đãi khác.
Hoa Kỳ nói rằng việc tạm ngưng chuyển giao xe tăng, phi đạn và trực thăng vũ trang không ảnh hưởng tới sự hỗ trợ của Mỹ cho các nỗ lực chống khủng bố ở bán đảo Sinai, là khu vực vô pháp luật giáp ranh với Israel.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Derek Chollet phát biểu như sau.
"Họ có khả năng hoạt động đáng kể trong vùng Sinai và họ đang sử dụng khả năng này. Chúng tôi đang giúp đỡ họ qua việc duy trì những hệ thống vũ khí mà họ đang có và đó những hệ thống có sức mạnh áp đảo đối với các phần tử cực đoan."
Giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University cho biết từ khi ông Morsi bị lật đổ, chính phủ của Tổng thống Obama đã tìm cách trấn an cả những nhân vật tranh đấu dân chủ lẫn chính phủ do quân đội lãnh đạo. Và theo ông, điều đó làm cho vị thế của Mỹ bị suy yếu ở Cairo.
"Nếu Ai Cập có một khoảng chân không về quyền lực, quyền hạn và tài chánh thì một nước nào đó sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Nước đó có thể là Nga, có thể là Trung Quốc, hoặc gần hơn là Ả rập Xê-út."
Ả rập Xê-út và Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập đã cung cấp những ngân khoản hoạt động cho chính phủ lâm thời Ai Cập.
Dân biểu Ted Deutch, thuộc phe dân chủ, phát biểu như sau về việc này.
"Bởi vì các nước vùng Vịnh Ba Tư đã cung cấp cho chính phủ lâm thời các nguồn lực to lớn, cho nên chúng ta phải hành động để duy trì ảnh hưởng của mình. Một phần của việc đó là thông qua viện trợ. Một phần của việc đó là tiếp tục thúc đẩy cho dân chủ."
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Beth Jones cho biết thúc đẩy cho dân chủ chính là điều mà Washington đang làm.
"Chúng tôi đã giải thích điều này thật cặn kẽ cho chính phủ lâm thời. Và trong sắp xếp lại kế hoạch viện trợ, chúng ta đã tập trung chú ý tới các lợi ích cốt lõi của nước Mỹ."
Chính phủ Obama nói rằng mối quan hệ hợp tác với Ai Cập sẽ mạnh mẽ nhất khi nào có một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ, bao gồm nhiều thành phần và cai trị dựa trên pháp luật.
Trong lúc bạo động ở Ai Cập tiếp diễn, các nhà lập pháp Mỹ nêu nghi vấn về việc Washington quyết định tạm ngưng chuyển giao những hệ thống vũ khí quan trọng cho đồng minh lâu đời này. Dân biểu Eliot Engel, thuộc đảng Dân chủ, phát biểu như sau.
"Khu vực này đang tan ra từng mảnh. Syria đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Iran đang trở thành một mối đe dọa đáng kể. Tôi nghĩ hành động có thể làm cho những đồng minh và những nước bạn lâu đời xa lánh chúng ta là một hành động không mấy khôn ngoan."
Dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc đảng Cộng hòa, nói rằng việc ngưng chuyển giao các loại xe tăng và máy bay trực thăng tấn công gây tổn hại cho một quân đội đã lật đổ chính phủ do phong trào Huynh đệ Hồi giáo lãnh đạo, là chính phủ đã mỗi ngày một độc tài hơn.
"Chúng ta đang treo cổ Tướng al-Sissi và những những người mà chúng ta đang tán thưởng vì họ đã đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo quá khích ở Ai Cập. Chúng ta để mặc cho họ ra sao thì ra."
Nhưng Hoa Kỳ đã có một quan điểm tế nhị hơn về vụ lật đổ ông Mohamed Morsi, là vị tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ ở Ai Cập. Từ khi ông Morsi bị lật đổ tới nay, các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích việc đàn áp những người ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo, những vụ bắt bớ tràn làn và những hành vi ngược đãi khác.
Hoa Kỳ nói rằng việc tạm ngưng chuyển giao xe tăng, phi đạn và trực thăng vũ trang không ảnh hưởng tới sự hỗ trợ của Mỹ cho các nỗ lực chống khủng bố ở bán đảo Sinai, là khu vực vô pháp luật giáp ranh với Israel.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Derek Chollet phát biểu như sau.
"Họ có khả năng hoạt động đáng kể trong vùng Sinai và họ đang sử dụng khả năng này. Chúng tôi đang giúp đỡ họ qua việc duy trì những hệ thống vũ khí mà họ đang có và đó những hệ thống có sức mạnh áp đảo đối với các phần tử cực đoan."
Giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University cho biết từ khi ông Morsi bị lật đổ, chính phủ của Tổng thống Obama đã tìm cách trấn an cả những nhân vật tranh đấu dân chủ lẫn chính phủ do quân đội lãnh đạo. Và theo ông, điều đó làm cho vị thế của Mỹ bị suy yếu ở Cairo.
"Nếu Ai Cập có một khoảng chân không về quyền lực, quyền hạn và tài chánh thì một nước nào đó sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Nước đó có thể là Nga, có thể là Trung Quốc, hoặc gần hơn là Ả rập Xê-út."
Ả rập Xê-út và Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập đã cung cấp những ngân khoản hoạt động cho chính phủ lâm thời Ai Cập.
Dân biểu Ted Deutch, thuộc phe dân chủ, phát biểu như sau về việc này.
"Bởi vì các nước vùng Vịnh Ba Tư đã cung cấp cho chính phủ lâm thời các nguồn lực to lớn, cho nên chúng ta phải hành động để duy trì ảnh hưởng của mình. Một phần của việc đó là thông qua viện trợ. Một phần của việc đó là tiếp tục thúc đẩy cho dân chủ."
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Beth Jones cho biết thúc đẩy cho dân chủ chính là điều mà Washington đang làm.
"Chúng tôi đã giải thích điều này thật cặn kẽ cho chính phủ lâm thời. Và trong sắp xếp lại kế hoạch viện trợ, chúng ta đã tập trung chú ý tới các lợi ích cốt lõi của nước Mỹ."
Chính phủ Obama nói rằng mối quan hệ hợp tác với Ai Cập sẽ mạnh mẽ nhất khi nào có một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ, bao gồm nhiều thành phần và cai trị dựa trên pháp luật.