Hoa Kỳ quyết định ngưng cung cấp một số viện trợ quân sự cho Ai Cập, cũng như những sự trợ giúp tài chánh cho chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn, vì cho rằng nước này thiếu tiến bộ về dân chủ và đã sử dụng bạo lực quá mức đối với những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi. Các thành viên của tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo đã biểu tình kể từ khi ông Morsi bị lật đổ hồi tháng 7, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn không cho những người biểu tình làm tê liệt các thành phố chính của Ai Cập. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Zlatica Hoke.
Ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cho nhân dân Ai Cập và những sự trợ giúp nhằm đảm bảo an ninh vùng biên giới Ai Cập. Tuy nhiên Bộ này nói việc chuyển giao một số hệ thống khí giới qui mô lớn và trợ giúp bằng tiền mặt cho chính phủ sẽ ngưng lại cho đến khi có những tiến bộ đáng tin cậy hướng tới một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ và bao gồm nhiều thành phần.
Phó phát ngôn viên Marie Harf nói mục đích chính của Hoa Kỳ tại Ai Cập vào lúc này là đảm bảo hòa bình và ổn dịnh cho người dân Ai Cập.
“Điều mà chúng tôi chú trọng hiện nay, sau những tháng bất trắc và xáo trộn tại Ai Cập, là làm việc với chính phủ Ai Cập và nhân dân Ai Cập, và quan trọng hơn nữa, là đưa nước này trở lại thế đứng chắc chắn hơn và tiến đến một vị thế tốt đẹp hơn trong giai đoạn chuyển tiếp.”
Ai Cập là quốc gia được Hoa Kỳ viện trợ nhiều hàng thứ nhì, sau Israel. Chính quyền Obama đã duyệt xét lại sự viện trợ này vào tháng 8 vừa qua, sau khi nhà cầm quyền Ai Cập dùng lực lượng quân sự để dẹp tan những vụ xuống đường biểu tình tại các thành phố lớn của những người đòi phục chức cho ông Morsi. Hàng trăm người thiệt mạng trong vụ đàn áp này.
Ông Jonathan Broder, một biên tập viên cao cấp của tờ Congressional Quarterly, nói với đài truyền hình Alhura là chính phủ lâm thời Ai Cập không lo ngại mấy về việc mất viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
“Ai Cập được các quốc gia vùng Vịnh cung cấp rất nhiều tiền bạc; từ Ả Rập Saudi, Kuwait, cho tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống… Tôi nghĩ các nước này đã cung cấp cho Ai Cập tổng cộng 12 tỉ đô la, và so với số tiền này thì số tiền viện trợ của Hoa Kỳ chỉ là một khoản tiền rất nhỏ.”
Ông Broder nói Israel đã mạnh mẽ khuyến cáo là không nên cắt bớt bất cứ viện trợ quân sự nào cho Ai Cập. Tuy nhiên ông nói Tổng thống Obama không thể chấp thuận việc tiếp tục viện trợ quân sự sau khi Ai Cập đàn áp thường dân và những tin tức có vi phạm nhân quyền tại nước này. Ông cũng nói là chính quyền Obama chưa bao giờ tuyên bố việc lật đổ ông Morsi vào tháng Bảy là một cuộc đảo chánh quân sự. Điều này có nghĩa là viện trợ quân sự có thể được cung cấp trở lại một khi giới lãnh đạo lâm thời Ai Cập có thể chứng tỏ tính chính đáng của mình.
“Tôi nghĩ có cơ hội tốt hơn để Hoa Kỳ được thuyết phục là chính phủ lâm thời hiện nay tại Ai Cập là chính đáng nếu có hai việc xảy ra. Một là nếu tướng Abdel Fattah al-Sissi đưa Ai Cập đến những cuộc bầu cử công bằng và tự do, và việc thứ hai, rất quan trọng, là nếu bạo động—nếu mức độ bạo động giảm bớt.”
Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ai Cập vào khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm. Các giới chức nói Washington đang ngưng việc chuyển giao các máy bay trực thăng Apache, phi đạn Harpoon và đồ phụ tùng xe tăng. Họ cũng ngưng chuyển giao tiền bạc và ngưng bảo lãnh cho những khoản vay của chính phủ lâm thời. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình viện trợ y tế và giáo dục, và cung cấp tiền bạc để giúp những nỗ lực chống khủng bố của Ai Cập và đảm bảo an ninh biên giới của nước này.
Ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cho nhân dân Ai Cập và những sự trợ giúp nhằm đảm bảo an ninh vùng biên giới Ai Cập. Tuy nhiên Bộ này nói việc chuyển giao một số hệ thống khí giới qui mô lớn và trợ giúp bằng tiền mặt cho chính phủ sẽ ngưng lại cho đến khi có những tiến bộ đáng tin cậy hướng tới một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ và bao gồm nhiều thành phần.
Phó phát ngôn viên Marie Harf nói mục đích chính của Hoa Kỳ tại Ai Cập vào lúc này là đảm bảo hòa bình và ổn dịnh cho người dân Ai Cập.
“Điều mà chúng tôi chú trọng hiện nay, sau những tháng bất trắc và xáo trộn tại Ai Cập, là làm việc với chính phủ Ai Cập và nhân dân Ai Cập, và quan trọng hơn nữa, là đưa nước này trở lại thế đứng chắc chắn hơn và tiến đến một vị thế tốt đẹp hơn trong giai đoạn chuyển tiếp.”
Ai Cập là quốc gia được Hoa Kỳ viện trợ nhiều hàng thứ nhì, sau Israel. Chính quyền Obama đã duyệt xét lại sự viện trợ này vào tháng 8 vừa qua, sau khi nhà cầm quyền Ai Cập dùng lực lượng quân sự để dẹp tan những vụ xuống đường biểu tình tại các thành phố lớn của những người đòi phục chức cho ông Morsi. Hàng trăm người thiệt mạng trong vụ đàn áp này.
Ông Jonathan Broder, một biên tập viên cao cấp của tờ Congressional Quarterly, nói với đài truyền hình Alhura là chính phủ lâm thời Ai Cập không lo ngại mấy về việc mất viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
“Ai Cập được các quốc gia vùng Vịnh cung cấp rất nhiều tiền bạc; từ Ả Rập Saudi, Kuwait, cho tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống… Tôi nghĩ các nước này đã cung cấp cho Ai Cập tổng cộng 12 tỉ đô la, và so với số tiền này thì số tiền viện trợ của Hoa Kỳ chỉ là một khoản tiền rất nhỏ.”
Ông Broder nói Israel đã mạnh mẽ khuyến cáo là không nên cắt bớt bất cứ viện trợ quân sự nào cho Ai Cập. Tuy nhiên ông nói Tổng thống Obama không thể chấp thuận việc tiếp tục viện trợ quân sự sau khi Ai Cập đàn áp thường dân và những tin tức có vi phạm nhân quyền tại nước này. Ông cũng nói là chính quyền Obama chưa bao giờ tuyên bố việc lật đổ ông Morsi vào tháng Bảy là một cuộc đảo chánh quân sự. Điều này có nghĩa là viện trợ quân sự có thể được cung cấp trở lại một khi giới lãnh đạo lâm thời Ai Cập có thể chứng tỏ tính chính đáng của mình.
“Tôi nghĩ có cơ hội tốt hơn để Hoa Kỳ được thuyết phục là chính phủ lâm thời hiện nay tại Ai Cập là chính đáng nếu có hai việc xảy ra. Một là nếu tướng Abdel Fattah al-Sissi đưa Ai Cập đến những cuộc bầu cử công bằng và tự do, và việc thứ hai, rất quan trọng, là nếu bạo động—nếu mức độ bạo động giảm bớt.”
Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ai Cập vào khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm. Các giới chức nói Washington đang ngưng việc chuyển giao các máy bay trực thăng Apache, phi đạn Harpoon và đồ phụ tùng xe tăng. Họ cũng ngưng chuyển giao tiền bạc và ngưng bảo lãnh cho những khoản vay của chính phủ lâm thời. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình viện trợ y tế và giáo dục, và cung cấp tiền bạc để giúp những nỗ lực chống khủng bố của Ai Cập và đảm bảo an ninh biên giới của nước này.