Đối với nhiều nạn nhân của nạn buôn bán tình dục ở Nigeria, trở về nhà cũng khó khăn như lúc họ bị đưa đi. Thông tín viên Heather Murdock tường trình cho VOA từ bang Edo, nơi mà đôi lúc chính cái được gọi là “ma lực” gắn kết những nạn nhân với những kẻ buôn bán tình dục lại được dùng để giải thoát cho họ.
Sau 5 năm hành nghề tình dục ở trên các đường phố ở Italy, cô Patience Ken đã trả 40.000 đôla cho bà chủ để mua lại tự do. Trước khi cô có thể tự kiếm tiền, cô đã bị bắt và tống vào một trại giam ở Rome.
Vài tháng sau, cô bị còng tay và đưa ra sân bay. Từ đó, cô bị gửi trả về Nigeria. Sau khi đáp xuống, người ta nói với cô là cô đã tự do. Ngay lập tức, cô đã ngất lịm đi.
Cô Ken nói: "Họ nói tôi đã được tự do và tôi đã ngất đi. Tôi ngất đi bởi vì tôi không biết tự do rồi tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Tôi sẽ phải bắt đầu từ đâu? Tôi không có tiền, tôi bị bỏ rơi, tôi không có quần áo ngoại trừ bộ quần áo tôi đang mặc trên người và đôi giày mà tôi đang mang.”
Cô Ken đã bán chiếc điện thoại di động của cô để có tiền trở về làng của cô ở bang Edo, xuất xứ của phần lớn các nạn nhân của nạn buôn bán tình dục Nigeria bị đưa sang Châu Âu. Khi cô trở về, gia đình của cô đã không vui vì sẽ phải nuôi thêm một miệng ăn.
Những người hàng xóm không ngừng thì thầm rằng chẳng phải cô ta đã từng là gái mại dâm sao? Tại sao cô ta lại không có tiền?
Ông Solomon Okoduwa là chủ tịch của tổ chức Chương trình Nhận thức của Giới trẻ về Di trú, Nhập cư, Phát triển, và Tái hòa nhập. Đây là tổ chức cứu trợ dành cho những người trở về quê hương. Ông Okoduwa nói rằng, những nạn nhân khi trở về không chỉ phải đối mặt với nghèo đói và sự cô lập ở nhà.
Rất nhiều người sợ rằng họ sẽ bị lời nguyền juju giết chết. Đây là lời mật thệ mà các cô gái đã hứa họ sẽ trả tiền cho những kẻ buôn bán tình dục để được đưa sang Châu Âu.
Ông Okoduwa nói rằng những thầy cúng thực hiện những lễ tuyên thệ này có quyền giải thoát các nạn nhân khỏi lời nguyền, hoặc có quyền thuyết phục các cô gái là họ đã được giải thoát, cũng cho kết quả tương tự.
Ông nói: “Điều tôi làm là giúp can thiệp, hòa giải cô gái với ông thầy cúng. Tôi giảng giải cho họ và ông thầy cúng nói, thôi được, kể từ ngày hôm nay, cô được tự do.”
Tổ chức của ông điều hành một chương trình đào tạo cho những người trở về, dạy họ về nông nghiệp và kinh doanh. Nhưng khi những học sinh kết thúc chương trình, thông thường họ không kiếm được việc hoặc không có vốn để khởi nghiệp.Theo ông, vấn đề này là lý do vì sao rất nhiều người trẻ muốn thoạt đầu đã muốn đi:
“Tình hình kinh tế là động cơ thúc đẩy nhiều người dân của làng muốn ra nước ngoài vì họ nghĩ cuộc sống ở đó tốt đẹp hơn ở đây.”
Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Okoduwa đã dẫn chúng tôi tới một làng làm nghề trồng trọt ở Abumere ở bang Edo.
Ngồi cạnh một đống củi, cô Naomi Benjamin, 23 tuổi, đã kể cho chúng tôi nghe về những hi vọng của cô khi sang Châu Âu đã hoàn toàn vỡ vụn khi cô phát hiện cô bị đem sang đó làm gái mại dâm. Cô đã tìm cách chạy trốn khỏi những kẻ buôn bán và mất tới hai năm trong tù trước khi cô bị trục xuất về nước.
Cô Benjamin kể lại: “Thực là khủng khiếp. Ðầu óc tôi rối bời. Đây không phải là nơi mà tôi muốn ở.”
Hàng xóm của cô là cô Joy Eriamentor, 18 tuổi, lắng nghe câu chuyện, không giấu nổi sự tò mò và quan tâm, nhưng câu chuyện của cô Benjamin cũng không khiến cô Joy nhụt chí mà từ bỏ giấc mơ được ra nước ngoài. Cô Joy nói cô rất yêu thích khoa học nhưng ở đây, tại ngôi làng Abumere này, thì không có cơ hội nào cho cô để theo đuổi nó cả.
Cô Joy nói: “Chúng tôi không có bất cứ sự trợ giúp nào ở đây. Không có một cái gì, không có việc làm. Bởi vì nhà tôi quá nghèo, đó là lý do vì sao tôi muốn được sang Mỹ.”
Các giới chức nói rằng kẻ thù lớn nhất của nạn buôn bán tình dục là kiến thức. Và những cô gái như cô Joy có thể sẽ được bảo vệ khỏi những chuyến hành trình dài và khó khăn, nguy hiểm kia nếu họ biết rằng họ sẽ phải trả nợ cho những kẻ dắt mối một khi họ sang tới Châu Âu.
Các giới chức cũng nói thêm rằng, sự tuyệt vọng trước cảnh nghèo đói thúc đẩy mọi hình thức của nạn buôn bán người ở Nigeria. Những người trẻ chấp nhận rủi ro cho tính mạng và tự do của mình để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp hơn vì cảm thấy chằng có gì để mất.
Sau 5 năm hành nghề tình dục ở trên các đường phố ở Italy, cô Patience Ken đã trả 40.000 đôla cho bà chủ để mua lại tự do. Trước khi cô có thể tự kiếm tiền, cô đã bị bắt và tống vào một trại giam ở Rome.
Vài tháng sau, cô bị còng tay và đưa ra sân bay. Từ đó, cô bị gửi trả về Nigeria. Sau khi đáp xuống, người ta nói với cô là cô đã tự do. Ngay lập tức, cô đã ngất lịm đi.
Cô Ken nói: "Họ nói tôi đã được tự do và tôi đã ngất đi. Tôi ngất đi bởi vì tôi không biết tự do rồi tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Tôi sẽ phải bắt đầu từ đâu? Tôi không có tiền, tôi bị bỏ rơi, tôi không có quần áo ngoại trừ bộ quần áo tôi đang mặc trên người và đôi giày mà tôi đang mang.”
Cô Ken đã bán chiếc điện thoại di động của cô để có tiền trở về làng của cô ở bang Edo, xuất xứ của phần lớn các nạn nhân của nạn buôn bán tình dục Nigeria bị đưa sang Châu Âu. Khi cô trở về, gia đình của cô đã không vui vì sẽ phải nuôi thêm một miệng ăn.
Những người hàng xóm không ngừng thì thầm rằng chẳng phải cô ta đã từng là gái mại dâm sao? Tại sao cô ta lại không có tiền?
Ông Solomon Okoduwa là chủ tịch của tổ chức Chương trình Nhận thức của Giới trẻ về Di trú, Nhập cư, Phát triển, và Tái hòa nhập. Đây là tổ chức cứu trợ dành cho những người trở về quê hương. Ông Okoduwa nói rằng, những nạn nhân khi trở về không chỉ phải đối mặt với nghèo đói và sự cô lập ở nhà.
Rất nhiều người sợ rằng họ sẽ bị lời nguyền juju giết chết. Đây là lời mật thệ mà các cô gái đã hứa họ sẽ trả tiền cho những kẻ buôn bán tình dục để được đưa sang Châu Âu.
Ông Okoduwa nói rằng những thầy cúng thực hiện những lễ tuyên thệ này có quyền giải thoát các nạn nhân khỏi lời nguyền, hoặc có quyền thuyết phục các cô gái là họ đã được giải thoát, cũng cho kết quả tương tự.
Ông nói: “Điều tôi làm là giúp can thiệp, hòa giải cô gái với ông thầy cúng. Tôi giảng giải cho họ và ông thầy cúng nói, thôi được, kể từ ngày hôm nay, cô được tự do.”
Tổ chức của ông điều hành một chương trình đào tạo cho những người trở về, dạy họ về nông nghiệp và kinh doanh. Nhưng khi những học sinh kết thúc chương trình, thông thường họ không kiếm được việc hoặc không có vốn để khởi nghiệp.Theo ông, vấn đề này là lý do vì sao rất nhiều người trẻ muốn thoạt đầu đã muốn đi:
“Tình hình kinh tế là động cơ thúc đẩy nhiều người dân của làng muốn ra nước ngoài vì họ nghĩ cuộc sống ở đó tốt đẹp hơn ở đây.”
Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Okoduwa đã dẫn chúng tôi tới một làng làm nghề trồng trọt ở Abumere ở bang Edo.
Ngồi cạnh một đống củi, cô Naomi Benjamin, 23 tuổi, đã kể cho chúng tôi nghe về những hi vọng của cô khi sang Châu Âu đã hoàn toàn vỡ vụn khi cô phát hiện cô bị đem sang đó làm gái mại dâm. Cô đã tìm cách chạy trốn khỏi những kẻ buôn bán và mất tới hai năm trong tù trước khi cô bị trục xuất về nước.
Cô Benjamin kể lại: “Thực là khủng khiếp. Ðầu óc tôi rối bời. Đây không phải là nơi mà tôi muốn ở.”
Hàng xóm của cô là cô Joy Eriamentor, 18 tuổi, lắng nghe câu chuyện, không giấu nổi sự tò mò và quan tâm, nhưng câu chuyện của cô Benjamin cũng không khiến cô Joy nhụt chí mà từ bỏ giấc mơ được ra nước ngoài. Cô Joy nói cô rất yêu thích khoa học nhưng ở đây, tại ngôi làng Abumere này, thì không có cơ hội nào cho cô để theo đuổi nó cả.
Cô Joy nói: “Chúng tôi không có bất cứ sự trợ giúp nào ở đây. Không có một cái gì, không có việc làm. Bởi vì nhà tôi quá nghèo, đó là lý do vì sao tôi muốn được sang Mỹ.”
Các giới chức nói rằng kẻ thù lớn nhất của nạn buôn bán tình dục là kiến thức. Và những cô gái như cô Joy có thể sẽ được bảo vệ khỏi những chuyến hành trình dài và khó khăn, nguy hiểm kia nếu họ biết rằng họ sẽ phải trả nợ cho những kẻ dắt mối một khi họ sang tới Châu Âu.
Các giới chức cũng nói thêm rằng, sự tuyệt vọng trước cảnh nghèo đói thúc đẩy mọi hình thức của nạn buôn bán người ở Nigeria. Những người trẻ chấp nhận rủi ro cho tính mạng và tự do của mình để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp hơn vì cảm thấy chằng có gì để mất.