JOHANNESBURG —
Quốc gia miền nam châu Phi Botswana một lần được được xem như là nước ít tham nhũng nhất châu Phi, theo một phúc trình thường niên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Một phát ngôn viên của cơ quan chống tham nhũng Botswana nói quốc gia giàu khoáng sản này tích cực hoạt động để được trong sạch. Thông tín viên Anita Powell từ Johannesburg tường trình thêm chi tiết.
Bản đồ về châu Phi của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đầy những màu cam và đỏ, màu đỏ đậm tượng trưng cho nhiều tham nhũng, màu cam là tham nhũng vừa phải, và màu vàng là ít tham nhũng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi màu đỏ sậm đến với Somalia, quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nằm cuối danh sách cùng với Afghanistan và Bắc Triều Tiên. Somalia, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi, không có một một chính phủ hoạt động đúng nghĩa trong hơn hai thập niên.
Tuy nhiên trong bản đồ đầy màu đỏ của châu Phi, Botswana nổi bật với một màu vàng, gần như cùng một màu vàng với Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, dù không sáng như Na Uy và Australia.
Ông Lentswe Motshoganetsi, một phát ngôn viên của cơ quan chống tham nhũng Botswana nói chính phủ đã có những nỗ lực cụ thể để giáo dục người dân về tham nhũng và xử lý những trường hợp tham nhũng:
“Chúng tôi làm rất nhiều, và ngay cả mức trừng phạt của chúng tôi cũng cao theo như tiêu chuẩn quốc tế. Tôi muốn tin là những việc này nằm trong một số vấn đề, hay là một số lãnh vực mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhìn vào khi lập danh sách hay khi đánh giá.”
Ông Motshoganetsi nói chống tham nhũng là quan trọng đối với một quốc gia nhỏ và nhiều tài nguyên như Botswana. Quốc gia này rất giàu về khoáng sản, gồm có cả kim cương, vốn là nguyên nhân của tham nhũng và bạo động tại những nước như Liberia và Cộng hòa Dân chủ Congo:
“Tham nhũng có thể gây nên nội chiến trong một quốc gia giống như quốc gia chúng; tham nhũng cũng có thể làm triệt tiêu tất cả những tài sản quốc gia xây dựng được. Do đó điều quan trọng là chúng tôi có hệ thống kiểm tra và cân bằng thông qua cơ quan chống tham nhũng, để chúng tôi có thể kéo dài chuyện khai thác khoáng sản dồi dào mà chúng tôi có.”
5 quốc gia ít tham nhũng nhất châu Phi có một điểm chung: dân số ít.
Botswana chỉ có hai triệu dân. Botswana cũng được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất, kể từ khi giành độc lập vào năm 1966, khiến cho thành tích sáng chói về chống tham nhũng của nước này bị một số người chỉ trích.
Ngoài chuyện bị chỉ trích về chế độ độc đảng, Botswana còn bị chỉ trích về quấy nhiễu và đối xử không công bằng với thổ dân San.
Phát ngôn viên của cơ quan chống tham nhũng, ông Motshoganetsi nói ông không có ý kiến về những vấn đề quản lý của chính phủ, nhưng ông đồng ý là Botswana còn có nhiều việc phải làm.
Bản đồ về châu Phi của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đầy những màu cam và đỏ, màu đỏ đậm tượng trưng cho nhiều tham nhũng, màu cam là tham nhũng vừa phải, và màu vàng là ít tham nhũng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi màu đỏ sậm đến với Somalia, quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nằm cuối danh sách cùng với Afghanistan và Bắc Triều Tiên. Somalia, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi, không có một một chính phủ hoạt động đúng nghĩa trong hơn hai thập niên.
Tuy nhiên trong bản đồ đầy màu đỏ của châu Phi, Botswana nổi bật với một màu vàng, gần như cùng một màu vàng với Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, dù không sáng như Na Uy và Australia.
Ông Lentswe Motshoganetsi, một phát ngôn viên của cơ quan chống tham nhũng Botswana nói chính phủ đã có những nỗ lực cụ thể để giáo dục người dân về tham nhũng và xử lý những trường hợp tham nhũng:
“Chúng tôi làm rất nhiều, và ngay cả mức trừng phạt của chúng tôi cũng cao theo như tiêu chuẩn quốc tế. Tôi muốn tin là những việc này nằm trong một số vấn đề, hay là một số lãnh vực mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhìn vào khi lập danh sách hay khi đánh giá.”
Ông Motshoganetsi nói chống tham nhũng là quan trọng đối với một quốc gia nhỏ và nhiều tài nguyên như Botswana. Quốc gia này rất giàu về khoáng sản, gồm có cả kim cương, vốn là nguyên nhân của tham nhũng và bạo động tại những nước như Liberia và Cộng hòa Dân chủ Congo:
“Tham nhũng có thể gây nên nội chiến trong một quốc gia giống như quốc gia chúng; tham nhũng cũng có thể làm triệt tiêu tất cả những tài sản quốc gia xây dựng được. Do đó điều quan trọng là chúng tôi có hệ thống kiểm tra và cân bằng thông qua cơ quan chống tham nhũng, để chúng tôi có thể kéo dài chuyện khai thác khoáng sản dồi dào mà chúng tôi có.”
5 quốc gia ít tham nhũng nhất châu Phi có một điểm chung: dân số ít.
Botswana chỉ có hai triệu dân. Botswana cũng được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất, kể từ khi giành độc lập vào năm 1966, khiến cho thành tích sáng chói về chống tham nhũng của nước này bị một số người chỉ trích.
Ngoài chuyện bị chỉ trích về chế độ độc đảng, Botswana còn bị chỉ trích về quấy nhiễu và đối xử không công bằng với thổ dân San.
Phát ngôn viên của cơ quan chống tham nhũng, ông Motshoganetsi nói ông không có ý kiến về những vấn đề quản lý của chính phủ, nhưng ông đồng ý là Botswana còn có nhiều việc phải làm.