LONDON —
Các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ và Nga sẽ nắm giữ vai trò lớn hơn trong cuộc đàm phán do Liên hiệp quốc bảo trợ về tương lai Syria. Cuộc đàm phán được thực hiện lại hôm thứ hai ở Geneve, nhưng lập trường của các phái đoàn chính phủ và phe nổi dậy Syria còn cách biệt nhau rất xa đối với vấn đề làm thế nào để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm. Từ London, thông tín viên Al Pessin của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Các phái đoàn của chính phủ và phe nổi dậy Syria hôm thứ hai đã họp riêng với ông Lakhdar Brahimi, nhà điều giải của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Ả Rập. Ông Brahimi đã hủy bỏ cuộc họp báo thường lệ.
Liên hiệp quốc cho biết cuộc thương thảo bao gồm vấn đề lịch trình và nghị trình của các cuộc họp dự kiến sẽ tiếp diễn trong lúc các nhà thương thuyết chờ đợi một cuộc họp giữa Hoa Kỳ và Nga vào ngày thứ 6.
Hai phái đoàn Mỹ, Nga cho đến nay chỉ nắm giữ những vai trò ở hậu trường - mặc dù Nga là nước ủng hộ của chính phủ Syria, và Mỹ là nước ủng hộ chính của phe đối lập.
Giáo sư Reinould Leenders, một chuyên gia Trung Đông của Đại học King ở London, cho biết hai đại cường thế giới này đang tìm cách xử lý giai đoạn chuyển tiếp ở Syria một cách hữu hiệu hơn so với cách xử lý những sự thay đổi khác xảy ra hồi gần đây trong khu vực, nhưng họ đang đối mặt với những trở ngại khá lớn.
"Mọi người nhận thấy là họ đang tìm cách học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Trở ngại chính là ở thực địa, bởi vì tình hình khá phức tạp."
Cuộc xung đột, với một bên là các binh sĩ của chính phủ Syria và bên kia là những lực lượng khác nhau của phe chống đối, trong đó có cả những phần tử hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida. Tình hình này đang gây khó khăn cho việc đạt được tiến bộ, ngay cả đối với vấn đề nhân đạo.
Cuối tuần qua, áp lực quốc tế rốt cuộc đã mang lại một tiến bộ nhỏ cho những người ở thành phố Homs bị lực lượng chính phủ vây hãm. Việc di tản dân chúng và đưa hàng cứu trợ tới thành phố cổ này là một đề tài chính của cuộc thảo luận trong vòng hòa đàm thứ nhất diễn ra cách nay hai tuần ở Geneve.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết công tác cứu trợ vẫn còn tới rất nhiều ở Homs và những nơi khác. Họ cũng nói rằng sự khó khăn của việc điều đình cho một cuộc hưu chiến ngắn ở Homs một lần nữa cho thấy tính chất khó khăn của việc đạt được mục tiêu chính của cuộc hòa đàm là có được một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến.
Các phái đoàn của chính phủ và phe nổi dậy Syria hôm thứ hai đã họp riêng với ông Lakhdar Brahimi, nhà điều giải của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Ả Rập. Ông Brahimi đã hủy bỏ cuộc họp báo thường lệ.
Liên hiệp quốc cho biết cuộc thương thảo bao gồm vấn đề lịch trình và nghị trình của các cuộc họp dự kiến sẽ tiếp diễn trong lúc các nhà thương thuyết chờ đợi một cuộc họp giữa Hoa Kỳ và Nga vào ngày thứ 6.
Hai phái đoàn Mỹ, Nga cho đến nay chỉ nắm giữ những vai trò ở hậu trường - mặc dù Nga là nước ủng hộ của chính phủ Syria, và Mỹ là nước ủng hộ chính của phe đối lập.
Giáo sư Reinould Leenders, một chuyên gia Trung Đông của Đại học King ở London, cho biết hai đại cường thế giới này đang tìm cách xử lý giai đoạn chuyển tiếp ở Syria một cách hữu hiệu hơn so với cách xử lý những sự thay đổi khác xảy ra hồi gần đây trong khu vực, nhưng họ đang đối mặt với những trở ngại khá lớn.
"Mọi người nhận thấy là họ đang tìm cách học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Trở ngại chính là ở thực địa, bởi vì tình hình khá phức tạp."
Cuộc xung đột, với một bên là các binh sĩ của chính phủ Syria và bên kia là những lực lượng khác nhau của phe chống đối, trong đó có cả những phần tử hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida. Tình hình này đang gây khó khăn cho việc đạt được tiến bộ, ngay cả đối với vấn đề nhân đạo.
Cuối tuần qua, áp lực quốc tế rốt cuộc đã mang lại một tiến bộ nhỏ cho những người ở thành phố Homs bị lực lượng chính phủ vây hãm. Việc di tản dân chúng và đưa hàng cứu trợ tới thành phố cổ này là một đề tài chính của cuộc thảo luận trong vòng hòa đàm thứ nhất diễn ra cách nay hai tuần ở Geneve.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết công tác cứu trợ vẫn còn tới rất nhiều ở Homs và những nơi khác. Họ cũng nói rằng sự khó khăn của việc điều đình cho một cuộc hưu chiến ngắn ở Homs một lần nữa cho thấy tính chất khó khăn của việc đạt được mục tiêu chính của cuộc hòa đàm là có được một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến.