Liên Hiệp Quốc nói rằng, chính phủ Syria và phe đối lập đã đồng ý kéo dài thời gian cứu trợ nhân đạo tại thành phố Homs bị vao vây thêm ba ngày nữa.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Giám đốc cơ quan cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc Valerie Amos hoan nghênh thỏa thuận được đưa ra vài ngày sau khi bà nói rằng nhân viên của Liên Hiệp Quốc và Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ Ả Rập Syria đã bị “cố ý nhắm tới” tại thành phố này.
Bà Amos nói rằng bà hy vọng giai đoạn ngưng bắn dành cho cứu trợ nhân đạo sẽ cho phép di tản một số thường dân và phân phối thêm những tiếp liệu cần thiết nhất cho thường dân trong khu vực này.
Hơn 800 người đã được di tản từ thành phố bị phiến quân chiếm giữ kể từ ngày thứ Năm.
Trong khi đó, hôm thứ Hai, các phái đoàn của chính phủ Syria và phe đối lập đã mở vòng hòa đàm thứ nhì tại Geneve vào ngày thứ Hai.
Đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập, ông Lakhdar Brahimi, đã họp riêng rẽ với hai phía trong nỗ lực thiết lập một thời biểu cho các vấn đề thảo luận, như một chính phủ chuyển tiếp có thể xảy ra và vấn đề viện trợ nhân đạo tại những khu vực bị bao vây.
Phát ngôn nhân phe đối lập Monzer Akbik nói rằng, phía của ông đã đưa ra quan điểm của mình về một chính phủ chuyển tiếp tại Syria. Ông nói:
“Chúng tôi cũng đã đệ trình một phiên bản nữa về quan điểm của chúng tôi đối với một giải pháp chính trị bằng cách chuyển đổi sang một cơ quan điều hành chuyển tiếp, đó là những gì mà thông báo của hội nghị Geneve đã nói và quan điểm đó cho thấy rằng một cơ chế điều hành phải có thể có đầy đủ quyền hạn, và một môi trường vô tư, có thể chấm dứt bạo động và đưa nước này tiến tới hòa giải và dân chủ.”
Một phát ngôn nhân phe đối lập tại Syria, Liên minh Quốc gia, ông Louay al-Safi, cũng lên án điều ông gọi là việc sử dụng “thùng thuốc nổ” của chính phủ mà phe đối lập nói là đã gây ra cái chết của 1.800 người hồi tuần trước. Ông nói:
“Thật không thể chấp nhận được rằng chế độ này gửi phái đoàn của họ tới cuộc hòa đàm trong khi giết nhân dân của chúng tôi tại Syria. Việc này cần phải chấm dứt, chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế có hành động về chuyện đó.”
Cuộc thảo luận hôm thứ Hai, tiếp theo sau vòng thảo luận sơ khởi hồi tháng trước đã chấm dứt với rất ít tiến bộ, nhưng đây là một vòng hòa đàm mà ông Brahimi gọi là một “bước khởi đầu khiêm tốn” để xây dựng trên đó.
Sau cuộc họp với các phái đoàn đối lập. ông Brahimi đã gặp phái đoàn của chính phủ Syria, nhưng không hy vọng có cuộc thảo luận nào vào buổi chiều.
Trong khi đó, hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius nói rằng, Pháp đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết mới cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để giúp gia tăng tốc độ phân phối thực phẩm và thuốc men cho những người bị kẹt trong các khu vực bị bao vây.
Một năm dài bao vây của quân đội chính phủ tại thành phố Homs đã gây ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng và Liên Hiệp Quốc nói rằng, 2.500 người bị kẹt kể từ giữa năm 2012.
Cũng hôm thứ Hai, Đài Quan sát Nhân quyền Syria nói rằng các chiến binh Hồi giáo đã giết chết ít nhất 40 người hôm Chủ Nhật trong một cuộc tấn công vào làng Alawite. Tổ chức theo dõi nhân quyền này nói rằng cuộc tấn công này xảy ra tại tỉnh Hama, và trong số người chết có ít nhất 20 thường dân.
Hơn 130.000 người đã bị giết và chín triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi vụ xung đột bắt đầu vào năm 2011.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Giám đốc cơ quan cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc Valerie Amos hoan nghênh thỏa thuận được đưa ra vài ngày sau khi bà nói rằng nhân viên của Liên Hiệp Quốc và Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ Ả Rập Syria đã bị “cố ý nhắm tới” tại thành phố này.
Bà Amos nói rằng bà hy vọng giai đoạn ngưng bắn dành cho cứu trợ nhân đạo sẽ cho phép di tản một số thường dân và phân phối thêm những tiếp liệu cần thiết nhất cho thường dân trong khu vực này.
Hơn 800 người đã được di tản từ thành phố bị phiến quân chiếm giữ kể từ ngày thứ Năm.
Trong khi đó, hôm thứ Hai, các phái đoàn của chính phủ Syria và phe đối lập đã mở vòng hòa đàm thứ nhì tại Geneve vào ngày thứ Hai.
Đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập, ông Lakhdar Brahimi, đã họp riêng rẽ với hai phía trong nỗ lực thiết lập một thời biểu cho các vấn đề thảo luận, như một chính phủ chuyển tiếp có thể xảy ra và vấn đề viện trợ nhân đạo tại những khu vực bị bao vây.
Phát ngôn nhân phe đối lập Monzer Akbik nói rằng, phía của ông đã đưa ra quan điểm của mình về một chính phủ chuyển tiếp tại Syria. Ông nói:
“Chúng tôi cũng đã đệ trình một phiên bản nữa về quan điểm của chúng tôi đối với một giải pháp chính trị bằng cách chuyển đổi sang một cơ quan điều hành chuyển tiếp, đó là những gì mà thông báo của hội nghị Geneve đã nói và quan điểm đó cho thấy rằng một cơ chế điều hành phải có thể có đầy đủ quyền hạn, và một môi trường vô tư, có thể chấm dứt bạo động và đưa nước này tiến tới hòa giải và dân chủ.”
Một phát ngôn nhân phe đối lập tại Syria, Liên minh Quốc gia, ông Louay al-Safi, cũng lên án điều ông gọi là việc sử dụng “thùng thuốc nổ” của chính phủ mà phe đối lập nói là đã gây ra cái chết của 1.800 người hồi tuần trước. Ông nói:
“Thật không thể chấp nhận được rằng chế độ này gửi phái đoàn của họ tới cuộc hòa đàm trong khi giết nhân dân của chúng tôi tại Syria. Việc này cần phải chấm dứt, chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế có hành động về chuyện đó.”
Cuộc thảo luận hôm thứ Hai, tiếp theo sau vòng thảo luận sơ khởi hồi tháng trước đã chấm dứt với rất ít tiến bộ, nhưng đây là một vòng hòa đàm mà ông Brahimi gọi là một “bước khởi đầu khiêm tốn” để xây dựng trên đó.
Sau cuộc họp với các phái đoàn đối lập. ông Brahimi đã gặp phái đoàn của chính phủ Syria, nhưng không hy vọng có cuộc thảo luận nào vào buổi chiều.
Trong khi đó, hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius nói rằng, Pháp đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết mới cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để giúp gia tăng tốc độ phân phối thực phẩm và thuốc men cho những người bị kẹt trong các khu vực bị bao vây.
Một năm dài bao vây của quân đội chính phủ tại thành phố Homs đã gây ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng và Liên Hiệp Quốc nói rằng, 2.500 người bị kẹt kể từ giữa năm 2012.
Cũng hôm thứ Hai, Đài Quan sát Nhân quyền Syria nói rằng các chiến binh Hồi giáo đã giết chết ít nhất 40 người hôm Chủ Nhật trong một cuộc tấn công vào làng Alawite. Tổ chức theo dõi nhân quyền này nói rằng cuộc tấn công này xảy ra tại tỉnh Hama, và trong số người chết có ít nhất 20 thường dân.
Hơn 130.000 người đã bị giết và chín triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi vụ xung đột bắt đầu vào năm 2011.