ISLAMABAD —
Cựu tổng thống Pakistan, ông Pervez Musharraf, đã ra trước một phiên tòa đặc biệt để đối mặt với các cáo trạng phản nghịch, sau nhiều lần không xuất hiện từ mấy tuần qua. Thông tín viên VOA Ayaz Gul tường thuật rằng vụ xử cựu tư lệnh quân đội là chưa từng có từ trước tới nay trong một nước mà quân đội đã tổ chức nhiều cuộc đảo chính và các sĩ quan cấp cao nhất cho đến nay vẫn được hưởng quyền miễn tố không công bố.
An ninh được bảo vệ cẩn mật trong và ngoài tòa án khi ông Pervez Musharraf mặc quốc phục đến dự phiên xử.
Từng là người có thế lực nhất ở Pakistan, vị cựu tướng lãnh 70 tuổi này đứng lên chào các quan tòa khi họ bước vào phòng.
Kể từ khi phiên xử bắt đầu vào cuối tháng 12, ông Musharraf đã không đến dự 2 lần, vì những quan ngại về an ninh và sau đó ông phải nhập viện hôm 2 tháng 1 vì lý do sức khỏe trong lúc ông được chở tới tòa án ở Islamabad.
Phiên xử hôm thứ ba kết thúc mau chóng bởi vì các quan tòa thừa nhận họ phải phán quyết trước hết về một kiến nghị của bên bị yêu cầu xem tòa có hội đủ điều kiện để xét xử ông Musharraf trước khi ông bị truy tố về tội phản nghịch hay không.
Luật sư biện hộ Ahmad Raza Kasuri sau đó đã thảo luận chi tiết của kiến nghị và nói rằng các sĩ quan quân đội đã hồi hưu hay còn đang tại chức chỉ có thể được đưa ra xét xử tại một tòa án quân sự.
Ông Kasuri nói: “Chúng tôi đã khẳng định trên nguyên tắc là tòa án đặc biệt này, là một tòa án dân sự, không có quyền tài phán để xét xử Tướng Musharraf bởi vì khi Tướng Musharraf công bố lệnh khẩn trương vào lúc đó, ông đang ở trong quân ngũ. Vì thế, ông phải được xét xử bởi một tòa án quân sự. Nay toà đã định ngày thứ sáu, là ngày chắc chắc để ban bố một sắc lệnh về việc áp dụng trong đó chúng tôi đã khẳng định rằng vụ việc phải được chuyển qua một tòa án quân sự.”
Ông Kasuri cho rằng bên bị cũng đã phản đối tính khách quan của các vị thẩm phán xét xử vụ này và cách thức hội đồng pháp lý được thành lập. Ông nói thêm rằng cho đến khi tòa thông qua các phán quyết về tất cả các áp dụng này, thì thân chủ của ông không thể bị truy tố về tội phản nghịch.
Vụ xử có liên quan đến quyết định của ông Musharraf vào năm 2007 đình chỉ hiến pháp và công bố tình trạng khẩn trương trong cố gắng gia hạn quyền cai trị ngày càng gây tranh cãi của ông trong chức vụ tổng thống. Nhà cựu lãnh đạo này đã bãi bỏ vụ xử như một cuộc trả thù vì động cơ chính trị.
Một số quan sát viên nói vụ xử có thể giúp ngăn chặn những cuộc đảo chính quân sự trong tương lai tại Pakistan, trong khi những người khác, như cựu dân biểu Ayaz Amir, cũng là một bình luận viên, không đồng ý như thế.
Ông Amir lập luận: “Vụ xử này và cách thức tiến hành cũng như cách thức chính phủ thúc đẩy nó, theo tôi là không cần thiết mấy, và được thực hiện một cách vội vã. Những sự kiện như thế không ngăn trở các cuộc đảo chính quân sự. Ðiều duy nhất có thể ngăn chặn các cuộc đảo chính là thành tích, là khả năng dân sự, sự điều khiển chính trị đối với các mặt khác nhau về chính sách, nhưng nếu như phe dân sự thiếu loại khả năng đó thì đầu óc quân sự sẽ chế ngự chúng.”
Ông Musharraf lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1999, qua việc lật đổ thủ tướng lúc đó là ông Nawaz Sharif, và sau đó buộc ông ta phải sống lưu vong.
Ông Musharraf rời chức năm 2008 và mấy tháng sau tự ý đi sống lưu vong. Vị cựu tư lệnh quân đội trở lại Pakistan hồi năm ngoái để tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 5, những đã bị cấm không cho ra tranh cử vì nhiều thách thức pháp lý mà ông phải đối đầu.
Ðảng của ông Sharif đã thắng trong cuộc bầu cử và nay ông làm thủ tướng Pakistan lần thứ ba, nhưng ông vẫn bị các đối thủ chính trị chỉ trích vì không giài quyết được những khó khăn cấp thiết về kinh tế và an ninh mà Pakistan đang phải đối mặt.
An ninh được bảo vệ cẩn mật trong và ngoài tòa án khi ông Pervez Musharraf mặc quốc phục đến dự phiên xử.
Từng là người có thế lực nhất ở Pakistan, vị cựu tướng lãnh 70 tuổi này đứng lên chào các quan tòa khi họ bước vào phòng.
Kể từ khi phiên xử bắt đầu vào cuối tháng 12, ông Musharraf đã không đến dự 2 lần, vì những quan ngại về an ninh và sau đó ông phải nhập viện hôm 2 tháng 1 vì lý do sức khỏe trong lúc ông được chở tới tòa án ở Islamabad.
Phiên xử hôm thứ ba kết thúc mau chóng bởi vì các quan tòa thừa nhận họ phải phán quyết trước hết về một kiến nghị của bên bị yêu cầu xem tòa có hội đủ điều kiện để xét xử ông Musharraf trước khi ông bị truy tố về tội phản nghịch hay không.
Luật sư biện hộ Ahmad Raza Kasuri sau đó đã thảo luận chi tiết của kiến nghị và nói rằng các sĩ quan quân đội đã hồi hưu hay còn đang tại chức chỉ có thể được đưa ra xét xử tại một tòa án quân sự.
Ông Kasuri nói: “Chúng tôi đã khẳng định trên nguyên tắc là tòa án đặc biệt này, là một tòa án dân sự, không có quyền tài phán để xét xử Tướng Musharraf bởi vì khi Tướng Musharraf công bố lệnh khẩn trương vào lúc đó, ông đang ở trong quân ngũ. Vì thế, ông phải được xét xử bởi một tòa án quân sự. Nay toà đã định ngày thứ sáu, là ngày chắc chắc để ban bố một sắc lệnh về việc áp dụng trong đó chúng tôi đã khẳng định rằng vụ việc phải được chuyển qua một tòa án quân sự.”
Ông Kasuri cho rằng bên bị cũng đã phản đối tính khách quan của các vị thẩm phán xét xử vụ này và cách thức hội đồng pháp lý được thành lập. Ông nói thêm rằng cho đến khi tòa thông qua các phán quyết về tất cả các áp dụng này, thì thân chủ của ông không thể bị truy tố về tội phản nghịch.
Vụ xử có liên quan đến quyết định của ông Musharraf vào năm 2007 đình chỉ hiến pháp và công bố tình trạng khẩn trương trong cố gắng gia hạn quyền cai trị ngày càng gây tranh cãi của ông trong chức vụ tổng thống. Nhà cựu lãnh đạo này đã bãi bỏ vụ xử như một cuộc trả thù vì động cơ chính trị.
Một số quan sát viên nói vụ xử có thể giúp ngăn chặn những cuộc đảo chính quân sự trong tương lai tại Pakistan, trong khi những người khác, như cựu dân biểu Ayaz Amir, cũng là một bình luận viên, không đồng ý như thế.
Ông Amir lập luận: “Vụ xử này và cách thức tiến hành cũng như cách thức chính phủ thúc đẩy nó, theo tôi là không cần thiết mấy, và được thực hiện một cách vội vã. Những sự kiện như thế không ngăn trở các cuộc đảo chính quân sự. Ðiều duy nhất có thể ngăn chặn các cuộc đảo chính là thành tích, là khả năng dân sự, sự điều khiển chính trị đối với các mặt khác nhau về chính sách, nhưng nếu như phe dân sự thiếu loại khả năng đó thì đầu óc quân sự sẽ chế ngự chúng.”
Ông Musharraf lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1999, qua việc lật đổ thủ tướng lúc đó là ông Nawaz Sharif, và sau đó buộc ông ta phải sống lưu vong.
Ông Musharraf rời chức năm 2008 và mấy tháng sau tự ý đi sống lưu vong. Vị cựu tư lệnh quân đội trở lại Pakistan hồi năm ngoái để tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 5, những đã bị cấm không cho ra tranh cử vì nhiều thách thức pháp lý mà ông phải đối đầu.
Ðảng của ông Sharif đã thắng trong cuộc bầu cử và nay ông làm thủ tướng Pakistan lần thứ ba, nhưng ông vẫn bị các đối thủ chính trị chỉ trích vì không giài quyết được những khó khăn cấp thiết về kinh tế và an ninh mà Pakistan đang phải đối mặt.