ISLAMABAD —
Phe chủ chiến Taliban ở Pakistan đã nhận việc sát hại 23 thành viên lực lượng an ninh đang bị bắt giữ. Các vụ giết hại này tiêu biểu cho một cú giáng vào các cuộc hòa đàm gây nhiều tranh cãi nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy Hồi giáo đã hoành hành tại nhiều nước trong nước từ nhiều năm.
Một phe phái của Taliban bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Pakistan nói các binh sĩ thuộc lực lượng bán quân sự đã bị hành quyết đêm Chủ nhất để trả thù cho điều họ nói là những vụ sát hại nhiều phần tử chủ chiến bị chính phủ câu lưu trong tuần lễ vừa qua.
Thông báo được đưa ra vài giờ trước khi một phái đoàn chính phủ gặp những người làm trung gian cho một vòng đàm phán mới trong ngày hôm nay. Vụ thảm sát khiến chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif bãi bỏ cuộc tiếp xúc theo như kế hoạch.
Ông Omar Khalid Khurasani, thủ lãnh phe nhóm Taliban có căn cứ ở quận bộ tộc Mohmand miền tây bắc, nói với đài VOA rằng ông tán thành các cuộc hòa đàm nhưng sẽ không chấm dứt các vụ tấn công trả thù nếu như chính phủ tiến hành điều ông gọi là những vụ sát hại “phi pháp” nhắm vào các chiến binh của họ trong tương lai.
Thủ lãnh chủ chiến này tin rằng cuộc đối thoại với chính phủ sẽ không bị ảnh hưởng và nói rằng nhóm của ông sẽ tôn trọng một lệnh ngưng bắn, với điều kiện chính phủ làm như vậy trước đã.
Ông Khurasani nói phe Taliban lâu nay vẫn tin rằng chính phủ không thành thực trong các cuộc hòa đàm, nêu không thì họ đã không giết hại những tù nhân Taliban trong khi tiến trình hòa bình đang xúc tiến.
Ông bãi bỏ những tin tức nói rằng phe phái của ông đang đi nguợc lại chính sách của tổ chức Tehrik-e-Taliban Pakistan, còn gọi tắt là TTP, hiện đang mở các cuộc đàm phán với chính phủ qua một toán các học giả tôn giáo, kể cả một thượng nghị sĩ và một cựu dân biểu quốc hội.
Thủ tướng Sharif đã cực lực lên án những vụ sát hại binh sĩ Pakistan, và nói rằng sự kiện này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình hoà bình và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ tiếp tục cuộc đối thoại.
Ông Rustum Shah Mohmand là một thành viên trong phái đoàn thương thuyết của chính phủ.
Ông nói: “Tôi nghĩ chỉ có một cơ may để bảo vệ tiến trình, nếu như thành phần chính của TTP tách rời liên hệ với phát biểu của Omar Khalid Khurasani, hoặc nếu họ tìm cách giải thích rằng có lẽ ông ta không phải là một thành phần thiết yếu của phong trào TTP và ông đã đưa ra phát biểu trong tư cách cá nhân hay có thể để phá hoại tiến trình hòa bình. Ðó là cách duy nhất mà tôi cho là có thể cứu vãn tiến trình này.”
Giới hữu trách quân đội mô tả những vụ sát hại mới nhất là một hành động khủng bố có tính khiêu khích cao, và nói rằng những cáo buộc của Taliban về việc “sát hại các phần tử khủng bố đang bị câu lưu là vô căn cứ và chỉ có ý biện minh cho các hành vi khủng bố hèn nhát.”
Nhưng chính phủ của ông Sharif vẫn còn bị chỉ trích gay gắt vì đã tìm cách tham gia các cuộc hòa đàm với một tổ chức đã nhận trách nhiệm sát hại hàng ngàn người Pakistan trong những năm gần đây.
Những thành phần hoài nghi, như ông Ashraf Jahangir Qazi, cựu đại sứ Pakistan tại Hoa Kỳ, nói rằng chính phủ thiếu sự minh bạch trong khi đối phó với một tổ chức khét tiếng về các hành động chống phá nhà nước.
Ông Qazi nói: “Ta có một tổ chức TTP bị cấm hoạt động, không được chấp nhận, một tổ chức phủ nhận sự hiện hữu của hiến pháp, một tổ chức nói rằng toàn bộ hệ thống tư pháp của Pakistan phải đươc thay thế bởi điều mà họ coi là một hệ thống Hồi giáo. Và chính phủ lại đang tìm ra những cách thức để thương thảo với bọn chúng bởi vì họ đang thú nhận là họ không có một giải pháp quân sự để chống lại bọn chúng.”
TTP và các tổ chức liên hệ phần lớn có căn cứ ở các vùng bộ tộc tây bắc Pakistan nằm ngay biên giới Afghanistan nơi tổ chức này đã bị cáo buộc thành lập các trại huấn luyện để phái các tay đánh bom tự sát vào bên trong nước và gửi các chiến binh đi thực hiện các hành động phá rối ở Afghanistan.
Các chuyên gia phân tích tin rằng một sự thất bại của tiến trình hòa bình có phần chắc sẽ gia tăng các cơ may cho một cuộc tấn công quân sự nhắm vào những nơi trú ẩn của Taliban ở vùng bộ tộc Bắc Waziristan, được các giới chức Hoa Kỳ xác định là “tâm chấn” của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Một phe phái của Taliban bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Pakistan nói các binh sĩ thuộc lực lượng bán quân sự đã bị hành quyết đêm Chủ nhất để trả thù cho điều họ nói là những vụ sát hại nhiều phần tử chủ chiến bị chính phủ câu lưu trong tuần lễ vừa qua.
Thông báo được đưa ra vài giờ trước khi một phái đoàn chính phủ gặp những người làm trung gian cho một vòng đàm phán mới trong ngày hôm nay. Vụ thảm sát khiến chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif bãi bỏ cuộc tiếp xúc theo như kế hoạch.
Ông Omar Khalid Khurasani, thủ lãnh phe nhóm Taliban có căn cứ ở quận bộ tộc Mohmand miền tây bắc, nói với đài VOA rằng ông tán thành các cuộc hòa đàm nhưng sẽ không chấm dứt các vụ tấn công trả thù nếu như chính phủ tiến hành điều ông gọi là những vụ sát hại “phi pháp” nhắm vào các chiến binh của họ trong tương lai.
Thủ lãnh chủ chiến này tin rằng cuộc đối thoại với chính phủ sẽ không bị ảnh hưởng và nói rằng nhóm của ông sẽ tôn trọng một lệnh ngưng bắn, với điều kiện chính phủ làm như vậy trước đã.
Ông Khurasani nói phe Taliban lâu nay vẫn tin rằng chính phủ không thành thực trong các cuộc hòa đàm, nêu không thì họ đã không giết hại những tù nhân Taliban trong khi tiến trình hòa bình đang xúc tiến.
Ông bãi bỏ những tin tức nói rằng phe phái của ông đang đi nguợc lại chính sách của tổ chức Tehrik-e-Taliban Pakistan, còn gọi tắt là TTP, hiện đang mở các cuộc đàm phán với chính phủ qua một toán các học giả tôn giáo, kể cả một thượng nghị sĩ và một cựu dân biểu quốc hội.
Thủ tướng Sharif đã cực lực lên án những vụ sát hại binh sĩ Pakistan, và nói rằng sự kiện này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình hoà bình và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ tiếp tục cuộc đối thoại.
Ông Rustum Shah Mohmand là một thành viên trong phái đoàn thương thuyết của chính phủ.
Ông nói: “Tôi nghĩ chỉ có một cơ may để bảo vệ tiến trình, nếu như thành phần chính của TTP tách rời liên hệ với phát biểu của Omar Khalid Khurasani, hoặc nếu họ tìm cách giải thích rằng có lẽ ông ta không phải là một thành phần thiết yếu của phong trào TTP và ông đã đưa ra phát biểu trong tư cách cá nhân hay có thể để phá hoại tiến trình hòa bình. Ðó là cách duy nhất mà tôi cho là có thể cứu vãn tiến trình này.”
Giới hữu trách quân đội mô tả những vụ sát hại mới nhất là một hành động khủng bố có tính khiêu khích cao, và nói rằng những cáo buộc của Taliban về việc “sát hại các phần tử khủng bố đang bị câu lưu là vô căn cứ và chỉ có ý biện minh cho các hành vi khủng bố hèn nhát.”
Nhưng chính phủ của ông Sharif vẫn còn bị chỉ trích gay gắt vì đã tìm cách tham gia các cuộc hòa đàm với một tổ chức đã nhận trách nhiệm sát hại hàng ngàn người Pakistan trong những năm gần đây.
Những thành phần hoài nghi, như ông Ashraf Jahangir Qazi, cựu đại sứ Pakistan tại Hoa Kỳ, nói rằng chính phủ thiếu sự minh bạch trong khi đối phó với một tổ chức khét tiếng về các hành động chống phá nhà nước.
Ông Qazi nói: “Ta có một tổ chức TTP bị cấm hoạt động, không được chấp nhận, một tổ chức phủ nhận sự hiện hữu của hiến pháp, một tổ chức nói rằng toàn bộ hệ thống tư pháp của Pakistan phải đươc thay thế bởi điều mà họ coi là một hệ thống Hồi giáo. Và chính phủ lại đang tìm ra những cách thức để thương thảo với bọn chúng bởi vì họ đang thú nhận là họ không có một giải pháp quân sự để chống lại bọn chúng.”
TTP và các tổ chức liên hệ phần lớn có căn cứ ở các vùng bộ tộc tây bắc Pakistan nằm ngay biên giới Afghanistan nơi tổ chức này đã bị cáo buộc thành lập các trại huấn luyện để phái các tay đánh bom tự sát vào bên trong nước và gửi các chiến binh đi thực hiện các hành động phá rối ở Afghanistan.
Các chuyên gia phân tích tin rằng một sự thất bại của tiến trình hòa bình có phần chắc sẽ gia tăng các cơ may cho một cuộc tấn công quân sự nhắm vào những nơi trú ẩn của Taliban ở vùng bộ tộc Bắc Waziristan, được các giới chức Hoa Kỳ xác định là “tâm chấn” của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.