Các ký giả trên khắp thế giới bày tỏ sự tức giận đối với nhà cầm quyền Ai Cập vì đã bắt giữ nhiều nhà báo và buộc họ vào tội hoạt động khủng bố. Các cuộc biểu tình để bày tỏ sự đoàn kết với các phóng viên người Canada, Úc và Ai Cập đang bị bắt giữ diễn ra ở nhiều nước phương Tây và ở những nơi như Gaza, Mauritania và Yemen. Hoa Kỳ đã hối thúc Ai Cập trả tự do cho các nhà báo bị cầm giữ. Thông tín viên Zlatica Hoke có bài tường thuật do Minh Phượng trình bày.
Nhà báo người Canada gốc Ai Cập Mohamed Fahmy, nhà báo Úc Peter Greste và nhà báo Ai Cập Baher Mohamed đã bị bắt giữ vào ngày 29/12 trong lúc tường thuật về tình trạng bất ổn ở Cairo cho đài truyển hình Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar.
Các giới chức Ai Cập cáo buộc những nhà báo này nằm trong một tổ chức khủng bố và trợ giúp cho tổ chức đó. Các ký giả trên khắp thế giới xem vụ này là một sự tấn công nhà báo cũng như nghề báo. Ông Adrew Thomas, một phóng viên của Al-Jazeera ở Sydney, Úc, nói:
“Việc này không chỉ là một sự tấn công vào 3 người đó, mà nó là một sự tấn công vào cả nghề báo, và như trên chiếc áo thun này, dòng chữ này ghi, nghề báo không phải là một tội”.
Các giới chức Ai Cập cho biết những nhà báo này đã bị bắt trong khuôn khổ của cuộc trấn áp nhắm vào phong trào Huynh Ðệ Hồi Giáo, một nhóm Hồi giáo ủng hộ cho tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi.
Nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ đòi để ông Morsi nắm quyền trở lại trước khi chính quyền mới đưa lực lượng vũ trang đến giải tán người biểu tình.
Ông Namik Kocak, một đại diện của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, nói các nhà báo thường bị coi là một mối đe dọa. Ông nói:
“Các ký giả thường bị xem là thiên vị trong khi chúng tôi không như vậy. Chúng tôi ở trên đường phố để truyền tải thông tin đến người dân một cách độc lập. Trong chuyện này, làm báo rất nguy hiểm. Có những người mạo hiểm cả tính mạng, sức khỏe của họ”.
Al-Jazeera đã kêu gọi sự hỗ trợ của cả thế giới cho nỗ lực đòi tự do cho các nhà báo. Trưởng ban quan hệ công chúng của đài Al-Jazeera, ông Ossama Al Saeed, cho biết lời kêu gọi nhận được sự đáp ứng vô cùng mạnh mẽ:
“Những gì chúng tối thấy trong nhiều tuần nay là sự ủng hộ mạnh mẽ trên toàn thế giới cho việc đòi nhà cầm quyền Ai Cập trả tự do cho các nhà báo của chúng tôi và sự ủng hộ đó còn tăng mạnh trong ngày hôm nay. Ðã có những hành động cụ thể diễn ra trên hơn 30 quốc gia”.
Hoa Kỳ đã liên tục hối thúc các chính phủ bảo vệ cho các ký giả và trừng trị những kẻ gây tổn hại cho họ.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney kêu gọi Cairo thả tất cả các nhà báo đang bị cầm giữ:
"Chúng tôi quan tâm sâu sắc về tình trạng thiếu tự do ngôn luận và tự do báo chí đang diễn ra tại Ai Cập. Sự tấn công của chính quyền nhắm vào các nhà báo và những người khác trong các cáo buộc đầy nghi vấn là sai và nó thể hiện sự coi thường nghiêm trọng trong việc bảo vệ các quyền cơ bản và các quyền tự do. Tất cả các nhà báo, bất kể nguồn gốc, không phải là những mục tiêu của bạo lực, đe dọa hay hành động pháp lý mang tính chính trị”."
Các tổ chức nhân quyền cho biết nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Theo Uỷ ban Bảo vệ Ký giả, có ít nhất 70 người trong ngành truyền thông đã bị giết chết vào năm ngoái, hầu hết là ở Syria. Cộng thêm với những người đã bị thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang, các nhà báo còn bị bức hại, quấy rối, tra tấn và thậm chí bị giết chết vì đã viết các bài tường thuật có tính chất phê phán đối với những nhân vật hay những định chế quyền lực.
Nhà báo người Canada gốc Ai Cập Mohamed Fahmy, nhà báo Úc Peter Greste và nhà báo Ai Cập Baher Mohamed đã bị bắt giữ vào ngày 29/12 trong lúc tường thuật về tình trạng bất ổn ở Cairo cho đài truyển hình Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar.
Các giới chức Ai Cập cáo buộc những nhà báo này nằm trong một tổ chức khủng bố và trợ giúp cho tổ chức đó. Các ký giả trên khắp thế giới xem vụ này là một sự tấn công nhà báo cũng như nghề báo. Ông Adrew Thomas, một phóng viên của Al-Jazeera ở Sydney, Úc, nói:
“Việc này không chỉ là một sự tấn công vào 3 người đó, mà nó là một sự tấn công vào cả nghề báo, và như trên chiếc áo thun này, dòng chữ này ghi, nghề báo không phải là một tội”.
Các giới chức Ai Cập cho biết những nhà báo này đã bị bắt trong khuôn khổ của cuộc trấn áp nhắm vào phong trào Huynh Ðệ Hồi Giáo, một nhóm Hồi giáo ủng hộ cho tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi.
Nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ đòi để ông Morsi nắm quyền trở lại trước khi chính quyền mới đưa lực lượng vũ trang đến giải tán người biểu tình.
Ông Namik Kocak, một đại diện của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, nói các nhà báo thường bị coi là một mối đe dọa. Ông nói:
“Các ký giả thường bị xem là thiên vị trong khi chúng tôi không như vậy. Chúng tôi ở trên đường phố để truyền tải thông tin đến người dân một cách độc lập. Trong chuyện này, làm báo rất nguy hiểm. Có những người mạo hiểm cả tính mạng, sức khỏe của họ”.
Al-Jazeera đã kêu gọi sự hỗ trợ của cả thế giới cho nỗ lực đòi tự do cho các nhà báo. Trưởng ban quan hệ công chúng của đài Al-Jazeera, ông Ossama Al Saeed, cho biết lời kêu gọi nhận được sự đáp ứng vô cùng mạnh mẽ:
“Những gì chúng tối thấy trong nhiều tuần nay là sự ủng hộ mạnh mẽ trên toàn thế giới cho việc đòi nhà cầm quyền Ai Cập trả tự do cho các nhà báo của chúng tôi và sự ủng hộ đó còn tăng mạnh trong ngày hôm nay. Ðã có những hành động cụ thể diễn ra trên hơn 30 quốc gia”.
Hoa Kỳ đã liên tục hối thúc các chính phủ bảo vệ cho các ký giả và trừng trị những kẻ gây tổn hại cho họ.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney kêu gọi Cairo thả tất cả các nhà báo đang bị cầm giữ:
"Chúng tôi quan tâm sâu sắc về tình trạng thiếu tự do ngôn luận và tự do báo chí đang diễn ra tại Ai Cập. Sự tấn công của chính quyền nhắm vào các nhà báo và những người khác trong các cáo buộc đầy nghi vấn là sai và nó thể hiện sự coi thường nghiêm trọng trong việc bảo vệ các quyền cơ bản và các quyền tự do. Tất cả các nhà báo, bất kể nguồn gốc, không phải là những mục tiêu của bạo lực, đe dọa hay hành động pháp lý mang tính chính trị”."
Các tổ chức nhân quyền cho biết nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Theo Uỷ ban Bảo vệ Ký giả, có ít nhất 70 người trong ngành truyền thông đã bị giết chết vào năm ngoái, hầu hết là ở Syria. Cộng thêm với những người đã bị thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang, các nhà báo còn bị bức hại, quấy rối, tra tấn và thậm chí bị giết chết vì đã viết các bài tường thuật có tính chất phê phán đối với những nhân vật hay những định chế quyền lực.