Đường dẫn truy cập

Người tỵ nạn chạy trốn khỏi Miến Điện hy vọng sau những cải cách


Những các cải cách chính trị mới đây và sự giao tiếp ngày càng nhiều với quốc tế đã nâng cao tinh thần cho cộng đồng người tỵ nạn Miến Ðiện.
Những các cải cách chính trị mới đây và sự giao tiếp ngày càng nhiều với quốc tế đã nâng cao tinh thần cho cộng đồng người tỵ nạn Miến Ðiện.

Các tổ chức cứu trợ tỵ nạn nói rằng các biện pháp của chính phủ Miến Điện hướng tới cải cách đã khơi ra những nguồn hy vọng mới trong số hơn 100 ngàn người tỵ nạn đang sống trong các trại ở Thái Lan. Các tổ chức cứu trợ cảnh báo rằng vẫn còn nhiều vấn đề tràn lan có thể gây khó khăn cho việc hồi hương.

Có ước chừng 120 ngàn người tỵ nạn từ Miến Điện sống trong các trại dọc theo biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.

Một số đã sống trong các trại này tới 20 năm, trong khi những người mới đến là những người chạy trốn cảnh nghèo khó và bạo lực giữa quân đội Miến Điện và các nhóm sắc tộc có vũ trang.

Những các cải cách chính trị mới đây dưới thời Tổng thống Thein Sein và sự giao tiếp ngày càng nhiều với quốc tế đã nâng cao tinh thần cho cộng đồng người tỵ nạn.

Ông Robert Htway, chủ tịch Ủy ban Người tỵ nạn Karen ở Mae Sot, nói rằng sự lạc quan ngày càng tăng nhất là sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thăm Miến Điện.

“Từ lâu tôi vẫn không hy vọng. Nhưng nay với việc bà Hillary Clinton đến thăm Miến Điện, thì tôi sẽ chờ xem. Đối với tôi, một người dân thường, và là một người tỵ nạn, nếu có các cải cách từ phía chính phủ, có sự thay đổi thực sự thì tất cả mọi người đều muốn trở về quê hương.”

Ở biên giới Thái Lan-Miến Điện, có 7 trại chứa hơn 127 ngàn người tỵ nạn. Hàng chục ngàn người còn làm việc ở các vùng biên giới hay lọt được vào các cơ xưởng ở ngoại vi các thành phố như Bangkok.

Bà Cynthia Muang, người đứng đầu chẩn y viện Mao Tao dành cho người tỵ nạn ở Mae Sot, nói rằng dân chúng “phấn khởi” trước các diễn biến bên trong Miến Điện và các triển vọng được hồi hương. Bà nói đã đến thời điểm đó.

“Thực ra sự đau khổ của cộng đồng địa phương hay người dân Miến Điện, cùng với cảnh thất tán, nghèo khó và các vụ vi phạm nhân quyền – chúng ta chưa thấy được sự cải thiện, hay tình hình sẽ tệ hơn. Vì thế mọi người rất nóng lòng. Và mọi người muốn trở về quê hương một cách an toàn, và đàng hoàng.”

Nhưng một phúc trình mới đây của một cơ quan hỗ trợ người tỵ nạn là Tổ hợp Biên giới Thái Lan Miến Điện, nói rằng các tình huống bên trong các vùng biên giới phía đông Miến Điện vẫn còn vô vọng bởi vì cuộc xung đột quân sự kéo dài.

Cuộc giao tranh đó và di sản của nhiều năm chiến tranh gây lo ngại cho bà Lynn Yoshikawa thuộc tổ chức Quốc tế Tỵ nạn có trụ sở ở Washington. Bà nói, mặc dầu nói đến chuyện trở về Miến Điện có nhiều điểm tích cực, vẫn chưa chắc chắn khi nào người tỵ nạn có thể trở về nước một cách an toàn.

“Điều đáng mừng là đã bắt đầu bàn đến chuyện trở về, nhưng khả năng người tỵ nạn ở Thái Lan có thể trở về miền đông Miến Điện vẫn còn rất xa vời. Bất kể tình hình chính trị ra sao thì mức độ mìn bẫy ở đó vẫn còn không thể tưởng tượng được và không ai thực sự biết được mìn chôn ở đâu.”

Bà Yoshikawa nói vẫn còn một sự “thiếu liên hệ đáng kể” giữa tinh thần lạc quan ở Rangoon của xã hội dân sự với thực tế khó khăn dọc theo vùng biên giới tiếp giáp với Thái Lan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG