Xế hôm qua, lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã gặp ông George Soros ở căn nhà bên hồ của bà.
Tổ chức từ thiện của nhà tỷ phú Mỹ này cho biết tổ chức ủng hộ những người được trợ cấp cung cấp tin tức không bị kiểm duyệt về Miếân Điện, và những nhà hoạt động kêu gọi công chúng chú ý đến tình trạng lạm dụng quyền thế.
Ông Soros là nhân vật tiếng tăm mới nhất đã đến thăm khôi nguyên giải Nobel hòa bình kể từ khi bà được phóng thích cách đây 1 năm sau 15 năm bị quản thúc tại gia.
Giáo sư Khoa học Chính trị tại Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer nói các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nhiều quyền lực đang xếp hàng để cưỡi ngọn sóng thay đổi ở Miến Điện và củng cố các nỗ lực cải cách.
Giáo sư Thayer cho rằng mặc dù thông minh, bà tương đối bị cô lập. Và theo ông bà cần phải có sự khuyến cáo của những người như ông Soros và những người khác, sự tài trợ và các tổ chức, và những người ở thực địa để cung cấp và củng cố các nỗ lực của bà.
Trong tháng vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawat và các vị ngoại trưởng của Indonesia và Nhật Bản. Cuối tuần này, Ngoại trưởng Anh William Hague cũng dự trù đến thăm bà.
Chuyến thăm của ông Hague sẽ trùng hợp với một cuộc tổng ân xá cho các tù nhân được các cơ quan truyền thông nhà nước Miến Điện loan báo hôm nay.
Trong một diễn biến được coi là tiêu biểu cho một cử chỉ thường lệ để đánh dấu lễ độc lập Miến Điện, các tù nhân được tuyển chọn sẽ được giảm án bắt đầu vào ngày mai. Chưa rõ sẽ có bao nhiêu người trong tù được hưởng sự giảm án hay sẽ có bao nhiêu tù nhân chính trị trong số này.
Miến Điện đang giam giữ hàng trăm người vì các niềm tin chính trị của họ. Bà Clinton và các giới chức khác đến thăm Miến Điện đã cùng với bà Aung San Suu Kyi lên tiếng kêu gọi phóng thích ngay những người này.
Giám đốc Thitinan Pongsudirak của Viện Khảo cứu Quốc tế và An ninh tại trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok nói rằng chuyến thăm của bà Clinton đã mở đường cho sự tiếp xúc ngoại giao với Miến Điện, còn gọi là Myanmar.
Theo ông Thitinan, chuyến thăm đã bật đèn xanh cho các nước khác bắt đầu bãi bỏ các biện pháp chế tài, và cung cấp viện trợ phát triển. Ông nói họ cần phải thận trọng đừng quảng bá lợi ích kinh tế quá nhiều và quá vội vàng. Có một số các tổ chức đối kháng đã nhìn thấy đây là một loại thỏa thuận thương mại lớn.
Miến Điện là một nguồn lực quan trọng về khí đốt thiên nhiên, đá quý và gỗ. Nhưng thương mại bị các nước Tây phương hạn chế vì các biện pháp trừng phạt do việc quân đội nước này đàn áp dân chủ và nhân quyền.
Kể từ khi chính phủ của Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi tháng 3 năm ngoái, thay thế chế độ quân trị lộ liễu, chính phủ này đã được ca ngợi về một loại các biện pháp chính trị và kinh tế cấp tiến. Tổng thống Thein Sein đã mở các cuộc đàm phán trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi.
Ông Thitinan cho rằng sự hợp tác giữa hai nhân vật này là thiết yếu để duy trì động năng cải cách. Ông nói vẫn còn những người theo chủ trương cứng rắn trong chính phủ sẽ gây trở ngại nếu tiến trình đi qua nhanh.
Vẫn theo ông Thitinan, động năng mà chúng ta đang nhìn thấy là rất ngoạn mục và chưa từng thấy. Sẽ rất khó mà đảo ngược được một phần động năng đó mà không gây ra thiệt hại lớn cho những người đang cai trị Miến Điện. Cho dù họ có muốn kéo chậm hay đảo ngược động năng đó, thì nay đã tiến quá sâu rồi. Ông trông đợi từ nay cho đến khi Myanmar tiếp nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014, các cải cách sẽ được duy trì.
Cũng có những mối quan ngại về hiện tượng tăng giá cả sau khi chính quyền tăng giá săng dầu lên 30%. Một vụ tăng gia tương tự không được báo trước vào năm 2007 đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình sau đó bị quân đội đè bẹp.
Các chính khách đi thăm Miến Điện, khuyến khích cải cách chính trị
Lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã được nhiều quan khách cấp cao của nước ngoài đến thăm trong mấy tuần vừa qua. Các cuộc viếng thăm bao gồm cả chính phủ dân sự trên danh nghĩa của Miến Điện nhắm mục đích thúc đẩy các cải cách chính trị đang diễn ra tại nước này, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng tiến bộ vẫn còn mong manh. Thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1