Bà Daw Shwe, một phụ nữ bán hoa 65 tuổi nói, là một người làm việc bình thường, bà chỉ mong muốn có hòa bình. Bà nói tình hình buôn bán không khá gì lắm, nhưng bà có thể yên ổn ở lại trong nước. Bà cũng nghĩ sẽ chẳng có điều gì thay đổi; mọi sự vẫn y như cũ. Trả lời câu hỏi liên quan đến chính trị và chính phủ mới, bà nói:
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới những điều đó, tôi vẫn bán hoa như thường lệ cho dù người cai trị đất nước là ai đi nữa.”
Một người bán thuốc lá, không rõ tên, cho biết việc buôn bán tại đây không được khả quan như trước cho tất cả mọi người. Ông hy vọng tình hình sẽ sớm sáng sủa hơn, vì:
“Tôi biết buôn bán lên xuống là thường. Tôi chỉ mong tương lai sẽ khá hơn.”
Hla Tun, 62 tuổi, một tiểu thương bán khăn lông sản xuất tại Trung Quốc:
“Tôi vui mừng nghe nói các lãnh đạo từ cả 2 bên có thể gác bỏ hận thù để nói chuyện với nhau. Chúng tôi thật sự mong tình hình sẽ sáng sủa hơn. Tôi hoan nghênh điều này.”
Hla Tun cho biết thêm phần lớn hàng hóa chợ này đều đến từ Trung Quốc. Nếu so sánh số lượng sản phẩm đến từ Trung Quốc với hàng làm tại Thái Lan, thì lượng hàng nhập từ Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.
Nói chung, phần đông các tiểu thương Miến Điện tại chợ Aung San muốn thấy thay đổi tốt hơn cho họ và cho đất nước họ.
Chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Miến Điện đã gây ra nhiều phản ứng trong dân chúng tại quốc gia gần như tách ly với thế giới bên ngoài trong nhiều thập niên. Sau đây là các ý kiến khác nhau của những người buôn bán tại chợ Aung San, Rangoon, ngôi chợ được đặt theo tên của thân phụ bà Aung San Suu Kyi.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1