Đường dẫn truy cập

Bị dừng phát sóng vì ‘di dời’ thủ đô Hà Nội sang Trung Quốc


Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam giải trình về sai sót trong hình minh họa mà nhiều tờ báo trong nước nói là 'di dời' Hà Nội sang tỉnh Quảng Tây.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam giải trình về sai sót trong hình minh họa mà nhiều tờ báo trong nước nói là 'di dời' Hà Nội sang tỉnh Quảng Tây.

Một chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam đã bị tạm ngưng phát sóng ngay sau số ra mắt vì minh họa thủ đô của Việt Nam nằm trên lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong phần giới thiệu giải thưởng là một chuyến đi sang Thái Lan của chương trình có tên gọi “Điệp vụ tuyệt mật”, trên bản đồ minh họa không có hình ảnh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam giải trình về sai sót trong hình minh họa mà nhiều tờ báo trong nước nói là “chuyển”, “di dời” Hà Nội sang tỉnh Quảng Tây.

Cơ quan này nói rằng việc phát hình ảnh “không chính xác về lãnh thổ nước ta, gây suy diễn rất xấu trong dư luận xã hội Việt Nam, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước và vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí”.

“Hai sự việc xảy ra liên tục, vừa việc Điếu Cày, vừa việc bản đồ, xảy ra sát, khá gần nhau, nên việc xử lý của cơ quan chức năng cũng phải nhanh chóng hơn. Việc Điếu Cày thì người ta cũng không, không dại gì mà khơi lại cả vì đó là sai phạm nhạy cảm, nó có yếu tố chính trị. Trong xử lý các vấn đề truyền thông thì hay nhất là lờ nó đi. Tiếp sau đấy thì xảy ra việc kia nữa nên người ta xử lý luôn một thể”.
Một nhà báo ở Việt Nam nói.

Sự cố này xảy ra ít lâu sau khi Đài truyền hình Việt Nam cho đăng hình ảnh blogger Điếu Cày ngồi bên cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc.

Một nhà báo làm việc cho một nhật báo ở Việt Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng việc xử lý nghiêm như vậy một phần vì có liên quan tới vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa.

“Hai sự việc xảy ra liên tục, vừa việc Điếu Cày, vừa việc bản đồ, xảy ra sát, khá gần nhau, nên việc xử lý của cơ quan chức năng cũng phải nhanh chóng hơn. Việc Điếu Cày thì người ta cũng không, không dại gì mà khơi lại cả vì đó là sai phạm nhạy cảm, nó có yếu tố chính trị. Trong xử lý các vấn đề truyền thông thì hay nhất là lờ nó đi. Tiếp sau đấy thì xảy ra việc kia nữa nên người ta xử lý luôn một thể”.

Báo chí trong nước trích lời đơn vị sản xuất chương trình cho biết rằng hình ảnh đồ họa là do hãng AirAsia cung cấp.

Sau đó, hãng hàng không này đã lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm vì đã để xảy ra sai sót nghiêm trọng đồng thời sẽ “lập tức chỉnh lại hình ảnh đúng với thực tế địa lý”.

Trước sự cố này, đài truyền hình Việt Nam đã cho phát hình ảnh cuộc gặp hôm 1/5 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và blogger Điếu Cày trong bản tin buổi sáng hôm 2/5, khi đề cập tới vụ bạo động ở Baltimore, Hoa Kỳ.

Truyền thông trong nước không đưa bất kỳ thông tin nào về cuộc gặp của người từng bị kết án tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” với nhà lãnh đạo của Mỹ.

Thế nên, việc một đài truyền hình quốc gia cho chiếu cảnh cuộc gặp đã thu hút sự chú ý của người dân trong nước.

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 5/5/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG