Trước tiên tôi xin thưa là bài blog này không liên quan gì đến quyển sách hot nhất hiện nay của anh Huy Đức có tựa đề là Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn dựa nó lấy tí hơi để nói về một câu chuyện khác. Nhưng là của bên thua cuộc. Nhưng cũng chưa hẳn là đã thua. Và cũng chưa hẳn là:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại (Nguyễn Duy)
Vì tối hôm qua tôi và một thằng bạn đã gân cổ hết sức để cãi về một vấn đề mà, nếu nói thẳng ra, thì nó chẳng liên quan gì đến 2 thằng! Và mặc dù cả hai cuối cùng đều đồng ý đó là trong lễ diễn hành Tết tuần vừa rồi ở quận Cam, lẽ ra nhóm LGBT (Lesbian/Gay/Bisexual/Transexual) của các anh chị em người Việt ở Cali nên được cho tham dự.
Thay vì bị cấm bởi một, hai người nhân danh lãnh đạo cộng đồng hay lãnh đạo tôn giáo.
Vì thứ nhất, việc những anh chị em trong nhóm LGBT tự nguyện làm những chuyện...người lớn cùng với những người tự nguyện khác trong phòng ngủ của họ chẳng liên quan tí ti gì đến cuộc sống của các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Thứ hai, kinh nghiệm giường chiếu, chuyện ái ân của họ chẳng liên quan gì đến văn hóa Việt Nam (theo như lời giải thích của Ban Tổ chức được đưa ra). Vì nếu thật sự nó có liên quan thì chả nhẽ văn hóa Việt Nam có nói rõ việc ái ân phải được thực hiện với ai và trong hoàn cảnh nào? Nếu phải suy rộng ra chả nhẽ việc tôi hay bạn từ trước đến nay có yêu thương ai hay đã lỡ ngủ với ai cũng cần phải được xét kỹ xem nó có “chuẩn” hay không theo văn hóa Việt Nam?
Ai là người có đủ thẩm quyền để xét về khía cạnh này? Đấy là chưa nói đến việc ai dám vỗ ngực xưng tên ta đây và chỉ có ta mới có thể định nghĩa hoàn toàn thế nào là văn hóa Việt Nam.
Thú thật càng tự hỏi tôi càng cảm thấy bí. Khác với một số người luôn biết chắc họ là ai và đang cần làm gì để “gìn giữ” văn hóa Việt Nam. Bằng cách kỳ thị, phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số.
Đấy là điều thứ ba và cũng là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nêu lên ở đây. Đó là chúng ta cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa chuyện tư và chuyện công (private v. public sphere). Ở chốn riêng tư, ở nhà bạn, trong các nhóm sinh hoạt tư nhân, bạn có thể, nên và có quyền mời hoặc cấm bất kỳ ai muốn vào nhà, vào nhóm của bạn. Luật cho phép thế. Những nguyên tắc căn bản về sự tự do, dân chủ khuyến khích thế.
Ngược lại, nếu đã nói đến chuyện công, chuyện cộng đồng, đã tự nhận mình là một tổ chức cộng đồng thì tốt hơn hết chúng ta nên quyết định dựa trên những giá trị công cộng (public values) có tính chất phổ quát và được những tổ chức công cộng áp dụng trong xã hội mà chúng ta hiện đang chung sống. Đó là chúng ta sẽ không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, hay xu hướng tình dục.
Trớ trêu thay, một tổ chức mang danh cộng đồng, được cho là đại diện cộng đồng người Việt ở Nam Cali lại không thực hiện điều đó. Mà ngược lại họ đã từ chối không cho nhóm LGBT tham dự. Và cho đến khi họ bị kiện ra tòa thì họ lại núp sau bức bình phong luật pháp viện dẫn họ chỉ là một nhóm hoạt động tư nhân và vì vậy họ hoàn toàn có quyền mời hay từ chối bất kỳ ai mà họ không thích.
Nhờ vậy họ đã thắng.
Và một lần nữa chúng ta đã có bên thắng cuộc.
Nhưng bên thắng cuộc chưa hẳn là kẻ chiến thắng và bên thua cuộc chưa hẳn là đã bị thua. Vì thứ nhất, họ đã thành công khi có nhiều người trong cộng đồng người Việt chúng ta biết được về vấn đề này.
Thứ hai, họ đã thành công khi buộc những nhóm có liên quan, kể cả thành phố Westminster là cơ quan cấp giấy phép, phải xem xét lại quá trình này trong năm sau.
Và thứ ba, họ đã thành công trong việc buộc tất cả chúng ta phải động não, phải tự hỏi mình rằng: chúng ta có thể làm gì để xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng văn minh, công bằng, nhân bản hơn?
Thú thật trước đây tôi rất ít quan tâm về vấn đề này. Nhưng hôm qua trước khi ra về tôi đã bảo với thằng bạn tôi thế này: cũng may là tao vẫn còn mê chuyện tỵ nạn, chuyện non, chuyện nước ở Việt Nam. Chứ nếu không chắc chắn tao sẽ xin vào làm phụ tá cho Luật sư Trần Kinh Luân để theo đến cùng việc này. Để xem văn hóa Việt Nam nó đi về đâu? Để xem cuối cùng ai thua, ai thắng. Để hiểu rõ hơn cảm nhận của Tổng thống Obama về vấn đề này trong bài diễn văn nhậm chức tháng trước của ông khi ông nhấn mạnh:
Con đường mà chúng ta theo đuổi chưa hoàn thành cho đến khi những anh chị em gay của chúng ta được luật pháp đối xử như tất cả mọi người - bởi nếu như chúng ta được tạo hóa sinh ra bình đẳng thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta dành cho nhau cũng phải được bình đẳng y như thế.
Our journey is not complete until our gay brothers and sisters are treated like anyone else under the law - for if we are created equal, then surely the love we commit to one another must be equal as well.
Thật không bõ công tôi đã bầu cho ông. Cũng may cho cộng đồng của chúng ta là chính ông mới thật sự là một nhà lãnh đạo.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại (Nguyễn Duy)
Vì tối hôm qua tôi và một thằng bạn đã gân cổ hết sức để cãi về một vấn đề mà, nếu nói thẳng ra, thì nó chẳng liên quan gì đến 2 thằng! Và mặc dù cả hai cuối cùng đều đồng ý đó là trong lễ diễn hành Tết tuần vừa rồi ở quận Cam, lẽ ra nhóm LGBT (Lesbian/Gay/Bisexual/Transexual) của các anh chị em người Việt ở Cali nên được cho tham dự.
Thay vì bị cấm bởi một, hai người nhân danh lãnh đạo cộng đồng hay lãnh đạo tôn giáo.
Vì thứ nhất, việc những anh chị em trong nhóm LGBT tự nguyện làm những chuyện...người lớn cùng với những người tự nguyện khác trong phòng ngủ của họ chẳng liên quan tí ti gì đến cuộc sống của các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Thứ hai, kinh nghiệm giường chiếu, chuyện ái ân của họ chẳng liên quan gì đến văn hóa Việt Nam (theo như lời giải thích của Ban Tổ chức được đưa ra). Vì nếu thật sự nó có liên quan thì chả nhẽ văn hóa Việt Nam có nói rõ việc ái ân phải được thực hiện với ai và trong hoàn cảnh nào? Nếu phải suy rộng ra chả nhẽ việc tôi hay bạn từ trước đến nay có yêu thương ai hay đã lỡ ngủ với ai cũng cần phải được xét kỹ xem nó có “chuẩn” hay không theo văn hóa Việt Nam?
Ai là người có đủ thẩm quyền để xét về khía cạnh này? Đấy là chưa nói đến việc ai dám vỗ ngực xưng tên ta đây và chỉ có ta mới có thể định nghĩa hoàn toàn thế nào là văn hóa Việt Nam.
Thú thật càng tự hỏi tôi càng cảm thấy bí. Khác với một số người luôn biết chắc họ là ai và đang cần làm gì để “gìn giữ” văn hóa Việt Nam. Bằng cách kỳ thị, phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số.
Đấy là điều thứ ba và cũng là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nêu lên ở đây. Đó là chúng ta cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa chuyện tư và chuyện công (private v. public sphere). Ở chốn riêng tư, ở nhà bạn, trong các nhóm sinh hoạt tư nhân, bạn có thể, nên và có quyền mời hoặc cấm bất kỳ ai muốn vào nhà, vào nhóm của bạn. Luật cho phép thế. Những nguyên tắc căn bản về sự tự do, dân chủ khuyến khích thế.
Ngược lại, nếu đã nói đến chuyện công, chuyện cộng đồng, đã tự nhận mình là một tổ chức cộng đồng thì tốt hơn hết chúng ta nên quyết định dựa trên những giá trị công cộng (public values) có tính chất phổ quát và được những tổ chức công cộng áp dụng trong xã hội mà chúng ta hiện đang chung sống. Đó là chúng ta sẽ không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, hay xu hướng tình dục.
Trớ trêu thay, một tổ chức mang danh cộng đồng, được cho là đại diện cộng đồng người Việt ở Nam Cali lại không thực hiện điều đó. Mà ngược lại họ đã từ chối không cho nhóm LGBT tham dự. Và cho đến khi họ bị kiện ra tòa thì họ lại núp sau bức bình phong luật pháp viện dẫn họ chỉ là một nhóm hoạt động tư nhân và vì vậy họ hoàn toàn có quyền mời hay từ chối bất kỳ ai mà họ không thích.
Nhờ vậy họ đã thắng.
Và một lần nữa chúng ta đã có bên thắng cuộc.
Nhưng bên thắng cuộc chưa hẳn là kẻ chiến thắng và bên thua cuộc chưa hẳn là đã bị thua. Vì thứ nhất, họ đã thành công khi có nhiều người trong cộng đồng người Việt chúng ta biết được về vấn đề này.
Thứ hai, họ đã thành công khi buộc những nhóm có liên quan, kể cả thành phố Westminster là cơ quan cấp giấy phép, phải xem xét lại quá trình này trong năm sau.
Và thứ ba, họ đã thành công trong việc buộc tất cả chúng ta phải động não, phải tự hỏi mình rằng: chúng ta có thể làm gì để xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng văn minh, công bằng, nhân bản hơn?
Thú thật trước đây tôi rất ít quan tâm về vấn đề này. Nhưng hôm qua trước khi ra về tôi đã bảo với thằng bạn tôi thế này: cũng may là tao vẫn còn mê chuyện tỵ nạn, chuyện non, chuyện nước ở Việt Nam. Chứ nếu không chắc chắn tao sẽ xin vào làm phụ tá cho Luật sư Trần Kinh Luân để theo đến cùng việc này. Để xem văn hóa Việt Nam nó đi về đâu? Để xem cuối cùng ai thua, ai thắng. Để hiểu rõ hơn cảm nhận của Tổng thống Obama về vấn đề này trong bài diễn văn nhậm chức tháng trước của ông khi ông nhấn mạnh:
Con đường mà chúng ta theo đuổi chưa hoàn thành cho đến khi những anh chị em gay của chúng ta được luật pháp đối xử như tất cả mọi người - bởi nếu như chúng ta được tạo hóa sinh ra bình đẳng thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta dành cho nhau cũng phải được bình đẳng y như thế.
Our journey is not complete until our gay brothers and sisters are treated like anyone else under the law - for if we are created equal, then surely the love we commit to one another must be equal as well.
Thật không bõ công tôi đã bầu cho ông. Cũng may cho cộng đồng của chúng ta là chính ông mới thật sự là một nhà lãnh đạo.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.