Đường dẫn truy cập

Bầu cử Mỹ: Kết quả không dứt khoát khiến đồng minh khó xử


Trump hay Biden?
Trump hay Biden?

Giữa lúc người dân Mỹ đi bỏ phiếu, các vị nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới sẽ phải đối đầu với một câu hỏi tế nhị: lúc nào nên gửi điện mừng người tuyên bố thắng cử, đặc biệt trước nguy cơ kết quả bầu cử bị thách thức?

Một mặt, có triển vọng một ứng cử viên chiếm đa số phiếu phổ thông trong khi ứng cử viên kia giành được đa số phiếu đại cử tri, là phiếu quyết định người đắc cử. Ngoài ra, Tổng Thống Trump đã nhiều lần cáo buộc rằng những lá phiếu gửi qua đường bưu điện rất dễ gian lận, và tỏ ý ông có thể không chấp nhận kết quả. Ông nói rằng như thế Tòa án tối cao sẽ phải quyết định ai là người thắng cử.

Một cố vấn chính sách đối ngoại cho một nhà lãnh đạo Bắc Âu giải thích:

“Ai cũng muốn gửi điện mừng lập tức và rõ rệt tới người thắng cử, đặc biệt nếu người đó là một đồng minh quan trọng.”

“Nhưng lần này thì có nhiều rủi ro. Không ai muốn mình lầm, và hành động quá vội vã. Cho nên chúng ta có thể sẽ cố gắng chờ một lúc sau ngày bầu cử.”

Các cố vấn chính sách đối ngoại nhắc nhở lại cuộc bầu cử Mỹ năm 2000, khi rất nhiều nhà lãnh đạo, kể cả Tổng thống Đức và Tổng thống Pháp, Thủ tướng New Zealand và các đảng cầm quyền ở Nam Phi, Hàn quốc và Nhật Bản, gửi điện chúc mừng ông George W. Bush sau khi các đài truyền hình Mỹ tuyên bố ông chiến thắng.

Nhưng phải đến 5 tuần nữa trước khi Tòa án tối cao ra phán quyết, và cuối cùng trao phần thắng cho ông Bush. Những người khác chỉ im lặng chờ đợi.

Cuộc bầu cử năm 2016 khi ông Trump đối đầu với bà Hillary Clinton, cũng đi tới kết luận sát nút tương tự, bà Clinton chiếm đa số phiếu phổ thông, nhưng ông Trump giành được sự ủng hộ của Đại cử tri đoàn.

Năm nay, ông Jean-Claude Juncker, cựu Chủ tịch Ủy Hội Châu Âu, nói điều thiết yếu là không nên gửi điện chúc mừng quá sớm.

“Thận trọng là điều thiết yếu để không làm vỡ chiếc bình bằng sứ mong manh giữa hai bên bờ Đại Tây Dương,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ARD-TV, sử dụng cách dùng chữ của người Đức để thể hiện nhu cầu cần phải hành sử thận trọng như thế nào mối quan hệ giữa EU và Hoa Kỳ.

Trưởng cố vấn của một nhà lãnh đạo Châu Âu khác miêu tả tình hình hiện nay là “phức tạp và tế nhị,” nói rằng mọi sự tùy thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Mỹ nó rõ rệt ra sao, và liệu cả hai ứng cử viên có chấp nhận nó hay không. Cả hai có thể đều tuyên bố thắng cử, ông cảnh báo.

Đồng thời ộng nêu lên một câu hỏi tế nhị khác về ngoại giao. Nếu như ông Biden thắng, liệu có khôn ngoan không khi gọi ông Trump để chia sẻ với ông?

Bởi vì ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ cho tới ngày 20/1/2021, và có lẽ tỏ sự tôn trọng đối với ông là điều khôn ngoan.

Canada, nước chia chung đường biên giới và có nhiều liên kết thương mại với Hoa Kỳ, đã có kế hoạch chỉ gửi điện chúc mừng một khi đã có người thắng cử rõ rệt. Có điều kết quả bầu cử có thể sẽ không rõ rệt hiển nhiên, theo một nguồn tin ở Ottawa.

“Nếu không có ứng cử viên nào công nhận thất cử, chúng ta sẽ phải nghĩ xem nên làm gì. Chúng ta sẽ theo sát tình hình hàng ngày và thẩm định lại mỗi ngày, nếu quả thật bầu cử Mỹ sẽ mang lại kết quả không rõ rệt và bị thách thức.”

Cựu Đại sứ Anh tại Washington Kim Darroch, người từ nhiệm sau khi gửi văn thư ngoại giao có tính chê bai ông Trump bị một tờ báo tiết lộ, nói ông hy vọng là Thủ tướng Boris Johnson sẽ không lặp lại sai lầm này.

VOA Express

XS
SM
MD
LG