Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc nói rằng Hà Nội phải thi hành nghĩa vụ pháp lý đã được vạch rõ trong công hàm ngoại giao của Việt Nam, công nhận quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây Sa và quần đảo Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa, là của Trung Quốc.
Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.
Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1958.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.
Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.
Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1958.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.