Người đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN, cảnh báo rằng bạo động tôn giáo đang tiếp diễn ở miền tây Miến Điện có thể làm cho người Rohingya thiểu số theo đạo Hồi trở nên cực đoan và đe dọa tới ổn định của cả khu vực.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp vào tiểu bang Rakhine của Miến Điện, nơi mấy mươi người bị thiệt mạng và hàng vạn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong vụ giao tranh mới nhất giữa những người Hồi giáo và Phật giáo.
Ông Pitsuwan nói thêm rằng hiệp hội gồm 10 nước hội viên này có thể cung cấp viện trợ cho Miến Điện.
Ông Surin cho rằng nếu tình hình không được giải quyết một cách nhanh chóng, 1 triệu rưỡi người Rohingya ở Miến Điện có thể trở nên cực đoan và gây phương hại cho an ninh kinh tế của Nam Á và Đông Nam Á.
Liên hiệp quốc cho biết 22.000 người đã bị thất tán từ tuần trước ở tiểu bang Rakhine.
Chính phủ Miến Điện nói rằng vụ giao tranh này gây tử vong cho 67 người và có tới 2.800 căn nhà bị đốt cháy.
Tuần trước Liên hiệp quốc cảnh báo rằng vụ bạo động này có thể phương hại tới nỗ lực cải cách của chính phủ Miến Điện, một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự.
Họ kêu gọi giới hữu trách Miến Điện khống chế tình trạng vô pháp luật và những hoạt động tự phát của những nhóm dân phòng và ngăn chận những hành vi đe dọa và những lời lẽ cực đoan.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp vào tiểu bang Rakhine của Miến Điện, nơi mấy mươi người bị thiệt mạng và hàng vạn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong vụ giao tranh mới nhất giữa những người Hồi giáo và Phật giáo.
Ông Pitsuwan nói thêm rằng hiệp hội gồm 10 nước hội viên này có thể cung cấp viện trợ cho Miến Điện.
Ông Surin cho rằng nếu tình hình không được giải quyết một cách nhanh chóng, 1 triệu rưỡi người Rohingya ở Miến Điện có thể trở nên cực đoan và gây phương hại cho an ninh kinh tế của Nam Á và Đông Nam Á.
Liên hiệp quốc cho biết 22.000 người đã bị thất tán từ tuần trước ở tiểu bang Rakhine.
Chính phủ Miến Điện nói rằng vụ giao tranh này gây tử vong cho 67 người và có tới 2.800 căn nhà bị đốt cháy.
Tuần trước Liên hiệp quốc cảnh báo rằng vụ bạo động này có thể phương hại tới nỗ lực cải cách của chính phủ Miến Điện, một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự.
Họ kêu gọi giới hữu trách Miến Điện khống chế tình trạng vô pháp luật và những hoạt động tự phát của những nhóm dân phòng và ngăn chận những hành vi đe dọa và những lời lẽ cực đoan.