Hằng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập ở Thái Lan đã chiếm cứ những ngã tư quan trọng ở Bangkok, gây tắc nghẽn lưu thông trong chiến dịch nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và phá vỡ cuộc bầu cử được dự trù tổ chức vào ngày 2 tháng Hai.
Mặc dầu các cuộc biểu tình gây tắc nghẽn lưu thông trong quận doanh nghiệp chính, đời sống vẫn tiếp tục bình thường trong hầu hết mọi nơi của thành phố này. Hằng ngàn viên chức an ninh được triển khai tại thủ đô Thái, nhưng họ không có hành động nào chống lại người biểu tình.
Thủ tướng Yingluck đã giải tán quốc hội, yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử sớm, và đề nghị thành lập một Ủy ban Cải tổ Quốc Gia như một phương cách để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng này.
Nhưng phe đối lập đã nói rằng điều đó không đủ. Hôm thứ Hai, người lãnh đạo phe đối lập, ông Suthep Thaugsuban, đã bày tỏ quyết tâm đóng cửa thành phố này cho tới khi nào còn cần thiết.
Ông đã yêu cầu thành lập một “Ủy ban Nhân dân” không do bầu cử để thay thế chính phủ hiện tại và thi hành cải tổ để chấm dứt tình trạng tham nhũng và nền chính trị dựa trên tiền bạc.
Các nhà phân tích nói rằng đảng đương quyền của Thủ tướng chắc sẽ thắng trong cuộc bầu cử đột xuất vào tháng tới.
Một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Duke University, giờ đây dạy học tại Singapore, ông Edmund Malesky, nói rằng điều có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này là một tuyên bố rõ ràng từ phe đối lập về những sửa đổi hiến pháp mà họ sẵn lòng chấp nhận trong đó có những bảo vệ cho quyền của nhóm thiểu số. Ông nói:
“Tôi thật sự hy vọng rằng con đường tiến tới là hai bên có thể đồng ý về một số những sửa đổi hiến pháp cho phép các cuộc bầu cử, mang lại các cách thức kiểm tra, và đối trọng mà những người biểu tình hiện nay muốn. Giải pháp có tiềm năng áp dụng là một hệ thống bầu cử quân bình thích hợp và có các điều kiện kiểm soát để bảo vệ nguyện vọng của thiểu số.”
Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á tại Trường Đại Học thành phố Hong Kong, ông Mark Thompson, nói rằng ông lo ngại về điều gì sẽ xảy ra nếu phe đối lập thành công trong việc lật đổ bà Yingluck. Ông nói:
"Điều làm tôi lo ngại là nếu lật đổ được chính phủ và thay thế bằng một Ủy ban không qua bầu cử. Thì lúc đó lại dẫn tới những cuộc biểu tình của phe “áo đỏ”, những cuộc biểu tình của phe ủng hộ Thaksin, và điều đó có thể dẫn tới bạo động khi quân đội lại có hành động đàn áp người biểu tình.”
Hôm thứ Hai, nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói rằng Hoa Kỳ đang hối thúc tất cả các bên tự kiềm chế đừng để xảy ra bạo động, và Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiềm chế được thấy cho tới giờ này của giới hữu trách.
Phe đối lập coi bà Yingluck là bù nhìn của anh bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong cuộc đảo chánh của quân đội năm 2006, bị xét là có tội tham nhũng và hiện nay tự đi sống lưu vong.
Mặc dầu các cuộc biểu tình gây tắc nghẽn lưu thông trong quận doanh nghiệp chính, đời sống vẫn tiếp tục bình thường trong hầu hết mọi nơi của thành phố này. Hằng ngàn viên chức an ninh được triển khai tại thủ đô Thái, nhưng họ không có hành động nào chống lại người biểu tình.
Thủ tướng Yingluck đã giải tán quốc hội, yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử sớm, và đề nghị thành lập một Ủy ban Cải tổ Quốc Gia như một phương cách để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng này.
Nhưng phe đối lập đã nói rằng điều đó không đủ. Hôm thứ Hai, người lãnh đạo phe đối lập, ông Suthep Thaugsuban, đã bày tỏ quyết tâm đóng cửa thành phố này cho tới khi nào còn cần thiết.
Ông đã yêu cầu thành lập một “Ủy ban Nhân dân” không do bầu cử để thay thế chính phủ hiện tại và thi hành cải tổ để chấm dứt tình trạng tham nhũng và nền chính trị dựa trên tiền bạc.
Các nhà phân tích nói rằng đảng đương quyền của Thủ tướng chắc sẽ thắng trong cuộc bầu cử đột xuất vào tháng tới.
Một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Duke University, giờ đây dạy học tại Singapore, ông Edmund Malesky, nói rằng điều có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này là một tuyên bố rõ ràng từ phe đối lập về những sửa đổi hiến pháp mà họ sẵn lòng chấp nhận trong đó có những bảo vệ cho quyền của nhóm thiểu số. Ông nói:
“Tôi thật sự hy vọng rằng con đường tiến tới là hai bên có thể đồng ý về một số những sửa đổi hiến pháp cho phép các cuộc bầu cử, mang lại các cách thức kiểm tra, và đối trọng mà những người biểu tình hiện nay muốn. Giải pháp có tiềm năng áp dụng là một hệ thống bầu cử quân bình thích hợp và có các điều kiện kiểm soát để bảo vệ nguyện vọng của thiểu số.”
Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á tại Trường Đại Học thành phố Hong Kong, ông Mark Thompson, nói rằng ông lo ngại về điều gì sẽ xảy ra nếu phe đối lập thành công trong việc lật đổ bà Yingluck. Ông nói:
"Điều làm tôi lo ngại là nếu lật đổ được chính phủ và thay thế bằng một Ủy ban không qua bầu cử. Thì lúc đó lại dẫn tới những cuộc biểu tình của phe “áo đỏ”, những cuộc biểu tình của phe ủng hộ Thaksin, và điều đó có thể dẫn tới bạo động khi quân đội lại có hành động đàn áp người biểu tình.”
Hôm thứ Hai, nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói rằng Hoa Kỳ đang hối thúc tất cả các bên tự kiềm chế đừng để xảy ra bạo động, và Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiềm chế được thấy cho tới giờ này của giới hữu trách.
Phe đối lập coi bà Yingluck là bù nhìn của anh bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong cuộc đảo chánh của quân đội năm 2006, bị xét là có tội tham nhũng và hiện nay tự đi sống lưu vong.