Đường dẫn truy cập

Bắc Triều Tiên thổi phồng nạn hạn hán?


Bắc Triều Tiên mới đây cũng thừa nhận rằng đang phải đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng.
Bắc Triều Tiên mới đây cũng thừa nhận rằng đang phải đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng.

Có một số tranh luận về việc liệu Bắc Triều Tiên có thành thực hay xuyên tạc khi báo cáo rằng nước này đang trải qua “cơn hạn hán tệ hại nhất từ 100 năm nay.”

Trong khi cộng đồng quốc tế đã đáp lại với ngày càng nhiều những đề nghị viện trợ lương thực, giới hoài nghi nêu nghi vấn liệu Bình Nhưỡng có thổi phồng tác động hạn hán để tránh những biện pháp chế tài nhắm vào chương trình hạt nhân và các hành động khiêu khích khác của họ hay không.

Hồi tháng 6, Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu nêu lên những lời cảnh báo rằng một vụ hạn hán nghiêm trọng dự kiến sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực rộng rãi ở Bắc Triều Tiên. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc ước tính thu hoạch các hoa mầu chính như khoa, lúa mì và lúa mạch có thể giảm xuống một nửa.

Tuần này, cùng lúc với việc ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ trích giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng về những hành vi tàn ác và ngược đãi có hệ thống với chính người dân của mình, ông cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về tiềm năng thực sự của một nạn đói nữa ở Bắc Triều Tiên.

Ông nói: "Dân chúng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang đối mặt với tình trạng dường như là vụ hạn hán tệ hại nhất mà người ta còn nhớ, cộng thêm với những tập tục nông nghiệp gây tai hại và sự quản lý sai trái kinh niên về kinh tế.”

Vào thập niên 1990, khoảng 1 triệu người Bắc Triều Tiên đã chết trong một nạn đói mà nguyên do một phần là lũ lụt và quản lý sai trái và áp dụng hệ thống nông nghiệp tập thể.

Ông Al Hussein nêu ra rằng ngay cả trước khi xảy ra vụ hạn hán lần này, hơn 70 phần trăm người Bắc Triều Tiên vẫn sống trên bờ vực nghèo khó, và 25 phần trăm trẻ em bị suy dinh dưỡng kinh niên. Ông kêu gọi quốc tế gia tăng viện trợ lương thực và vô điều kiện.

Ông nói thêm: “Để ngăn tránh nguy cơ cực kỳ cao của nạn đói, chính phủ phải giao tiếp với các nước láng giềng và các cơ quan nhân đạo, và họ phải đáp lại bằng sự hỗ trợ. Quyền được ăn, được khỏe mạnh, và các quyền kinh tế xã hội khác cũng quan trọng không kém các quyền dân sự và chính trị.”

Bắc Triều Tiên mới đây cũng thừa nhận rằng đang phải đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng. Trước đây, việc thừa nhận thất bại hay yếu kém về kinh tế quốc doanh là điều rất hiếm và bất thường đối với chính phủ cộng sản cô lập này.

'Thổi phồng'

Nhưng ông Andrei Lankov, một giáo sư và sử gia về Bắc Triều Tiên của trường Đại học Kookmin nói trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng đã thổi phồng những biến cố lụt lội và hạn hán đáng kể để nhận viện trợ quốc tế. Ông tỏ ý hoài nghi về những tuyên bố cho rằng cơn hạn hán năm nay sẽ gây ra các tình trạng giống như nạn đói.

Ông nói: “Các báo cáo chân thực về hạn hán là đúng, nhưng quy mô và thiệt hại có thể gần như có phần chắc bị thổi phồng để nhận được thêm viện trợ, vì họ cần viện trợ. Một lần nữa, xin đừng diễn dịch sai lời nói của tôi, họ thực sự cần viện trợ.”

Ông Lankov nói trong khi nghèo khó và suy dinh dưỡng là chuyện thường xảy ra, thì các báo cáo về nạn đói kém và thiên tai thường bị thổi phồng như một cách để tránh né chế tài kinh tế.
Ông Lankov nói trong khi nghèo khó và suy dinh dưỡng là chuyện thường xảy ra, thì các báo cáo về nạn đói kém và thiên tai thường bị thổi phồng như một cách để tránh né chế tài kinh tế.

Giáo sư Lankov nói hệ thống nông nghiệp Bắc Triều Tiên đã được phi tập trung hóa và được dựa vào sự khích lệ trong thập niên vừa qua. Nông gia có thể giữ lại và bán 30 phần trăm số hoa mầu sản xuất và ông nói sản lượng nông nghiệp đã tăng vọt từ sản xuất 3 triệu tấn ngũ cốc vào lúc xảy ra nạn đói lên tới trên 5 triệu tấn trong 2 năm vừa qua.

Ông nói: “Nếu nhìn vào những gì đang thực sự xảy diễn trong nền nông nghiệp Bắc Triều Tiên, chứ không phải nhìn vào các báo cáo, những đánh giá chính thức của phái bộ Liên Hiệp Quốc, ta sẽ thấy một sự tăng trưởng đều đặn, một sự cải thiện đều đặn về tình hình trong nước.”

Ông Lankov nói trong khi nghèo khó và suy dinh dưỡng là chuyện thường xảy ra, thì các báo cáo về nạn đói kém và thiên tai thường bị thổi phồng như một cách để tránh né chế tài kinh tế.

Bắc Triều Tiên đang bị đặt dưới các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc vì theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân. Nam Triều Tiên đã đình chỉ phần lớn viện trợ kinh tế sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đánh chìm một chiến hạm của Nam Triều Tiên làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bắc Triều Tiên phủ nhận mọi sự can dự vào vụ tấn công.

Các viện trợ quốc tế khác cho Bắc Triều Tiên cũng đã giảm bớt trong những năm gần đây, một phần vì các hạn chế mà nước này áp đặt đối với nhân viên nhân đạo và không chịu cho phép theo dõi việc phân phối thực phẩm.

Đáp lại vụ hạn hán năm nay, Nam Triều Tiên đề nghị hỗ trợ cho miền Bắc nếu cần, nhưng nói thêm rằng Bình Nhưỡng phải yêu cầu viện trợ. Trung Quốc nói cũng sẵn sàng cấp viện.

Mỹ, Nhật, Hàn thống nhất tăng áp lực, chế tài đối với Bắc Triều Tiên
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:12 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG