Bắc Triều Tiên sẽ thất thu hàng chục triệu đôla mỗi năm nếu Bình Nhưỡng đóng cửa khu công nghiệp Kaesong, một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế khó khăn của nước này.
Khu nhà máy mà Bình Nhưỡng liên doanh với Seoul đã hoạt động được 8 năm này là mối liên hệ kinh tế trực tiếp cuối cùng giữa hai nước Triều Tiên.
123 công ty của Nam Triều Tiên trong khu công nghiệp nằm cách khu phi quân sự chia đôi hai miền Nam và Bắc khoảng 10 kilômét về phía bắc tuyển dụng 53.000 lao động Bắc Triều Tiên. Chính phủ cộng sản miền Bắc lấy đi phần lớn khoản tiền lương khoảng 110 đôla một tháng của các công nhân này.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington ước tính khu công nghiệp liên doanh này mang về cho Bắc Triều Tiên khoảng 90 triệu đôla một năm từ tiền lương lao động, tiền thuê cơ sở, các loại phí và thuế -- bằng ngoại tệ mạnh.
Cựu giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mitchell Reiss nói với đài VOA rằng ông không tin là miền Bắc có ý định đóng cửa vĩnh viễn liên doanh này.
Ông Reiss nói: "Theo tôi thì khu công nghiệp này rất quan trọng đối với Bắc Triều Tiên nên họ không thể đóng cửa vĩnh viễn được, nhưng đó là một chiến thuật mà họ đã cố thực hiện bởi vì những chiến thuật trước đó dường như không thành công trong việc đe dọa Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các nước khác."
Ông nói rằng phản ứng cứng rắn của Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun Hye trước đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng khiến cho Bắc Triều Tiên ngạc nhiên.
Ông Reiss nhận xét: "Theo tôi thì những gì đã xảy ra là Bình Nhưỡng đã cảm thấy bất ngờ khi Tổng thống Park Geun Hye quyết định không tham gia trò chơi này với miền Bắc, mà thay vào đó kiên quyết chấm dứt trò này bằng việc rút tất cả nhân viên Nam Triều Tiên về nước."
Ông Reiss cho rằng những ảnh hưởng kinh tế đối với Nam Triều Tiên do khu công nghiệp này đóng cửa là rất nhỏ.
Tổng vốn đầu tư của Seoul vào khu công nghiệp này ước tính khoảng 840 triệu đôla, trong đó 350 triệu đôla đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và số còn lại đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị. Phía Nam Triều Tiên phải mất trắng các khoản đầu tư này trong trường hợp liên doanh này đóng cửa vĩnh viễn.
Tuy nhiên Viện Peterson nói rằng sự thiệt hại sẽ lớn hơn, có thể lên đến 5,5 tỉ đôla, vì các công ty Nam Triều Tiên đầu tư vào khu công nghiệp này có thể bị phá sản.
Sản lượng của khu công nghiệp Kaesong năm ngoái đạt 470 triệu đôla, từ các sản phẩm bao gồm hàng dệt may, phụ tùng ô tô, và lắp ráp các mặt hàng gia dụng chạy điện.
Khoảng 800 người Nam Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp này, nhưng trước đây trong tháng này, Bắc Triều Tiên đã không cho phép người Nam Triều Tiên vào khu công nghiệp, khiến một số công ty phải tạm ngưng hoạt động vì không thể đưa nhiên liệu, thực phẩm và nguyên vật liệu từ Nam Triều Tiên đến đây.
Miền Bắc trước đây đã từng đóng cửa khẩu này, nhưng sau vài ngày lại mở lại.
Khu nhà máy mà Bình Nhưỡng liên doanh với Seoul đã hoạt động được 8 năm này là mối liên hệ kinh tế trực tiếp cuối cùng giữa hai nước Triều Tiên.
123 công ty của Nam Triều Tiên trong khu công nghiệp nằm cách khu phi quân sự chia đôi hai miền Nam và Bắc khoảng 10 kilômét về phía bắc tuyển dụng 53.000 lao động Bắc Triều Tiên. Chính phủ cộng sản miền Bắc lấy đi phần lớn khoản tiền lương khoảng 110 đôla một tháng của các công nhân này.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington ước tính khu công nghiệp liên doanh này mang về cho Bắc Triều Tiên khoảng 90 triệu đôla một năm từ tiền lương lao động, tiền thuê cơ sở, các loại phí và thuế -- bằng ngoại tệ mạnh.
Cựu giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mitchell Reiss nói với đài VOA rằng ông không tin là miền Bắc có ý định đóng cửa vĩnh viễn liên doanh này.
Ông Reiss nói: "Theo tôi thì khu công nghiệp này rất quan trọng đối với Bắc Triều Tiên nên họ không thể đóng cửa vĩnh viễn được, nhưng đó là một chiến thuật mà họ đã cố thực hiện bởi vì những chiến thuật trước đó dường như không thành công trong việc đe dọa Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các nước khác."
Ông nói rằng phản ứng cứng rắn của Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun Hye trước đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng khiến cho Bắc Triều Tiên ngạc nhiên.
Ông Reiss nhận xét: "Theo tôi thì những gì đã xảy ra là Bình Nhưỡng đã cảm thấy bất ngờ khi Tổng thống Park Geun Hye quyết định không tham gia trò chơi này với miền Bắc, mà thay vào đó kiên quyết chấm dứt trò này bằng việc rút tất cả nhân viên Nam Triều Tiên về nước."
Ông Reiss cho rằng những ảnh hưởng kinh tế đối với Nam Triều Tiên do khu công nghiệp này đóng cửa là rất nhỏ.
Tổng vốn đầu tư của Seoul vào khu công nghiệp này ước tính khoảng 840 triệu đôla, trong đó 350 triệu đôla đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và số còn lại đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị. Phía Nam Triều Tiên phải mất trắng các khoản đầu tư này trong trường hợp liên doanh này đóng cửa vĩnh viễn.
Tuy nhiên Viện Peterson nói rằng sự thiệt hại sẽ lớn hơn, có thể lên đến 5,5 tỉ đôla, vì các công ty Nam Triều Tiên đầu tư vào khu công nghiệp này có thể bị phá sản.
Sản lượng của khu công nghiệp Kaesong năm ngoái đạt 470 triệu đôla, từ các sản phẩm bao gồm hàng dệt may, phụ tùng ô tô, và lắp ráp các mặt hàng gia dụng chạy điện.
Khoảng 800 người Nam Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp này, nhưng trước đây trong tháng này, Bắc Triều Tiên đã không cho phép người Nam Triều Tiên vào khu công nghiệp, khiến một số công ty phải tạm ngưng hoạt động vì không thể đưa nhiên liệu, thực phẩm và nguyên vật liệu từ Nam Triều Tiên đến đây.
Miền Bắc trước đây đã từng đóng cửa khẩu này, nhưng sau vài ngày lại mở lại.