Đường dẫn truy cập

Bà Trương Thị Mai tiếp quản Thường trực BBT mà sao vẫn giữ ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương?


Từ nay, ông Nguyễn Phú Trọng luôn cảnh giác với sự xuất hiện của một chính trị gia từ một phe cánh khác có thể làm phức tạp quá trình chuyển giao quyền lực.
Từ nay, ông Nguyễn Phú Trọng luôn cảnh giác với sự xuất hiện của một chính trị gia từ một phe cánh khác có thể làm phức tạp quá trình chuyển giao quyền lực.

Bà Mai và ông Thưởng vừa “đảo cờ”. Ông Thưởng vừa lên vị trí “Quốc trưởng” trên danh nghĩa. Bà Mai được chuyển sang ghế “Phó Tổng Bí thư”, thay chỗ của ông Thưởng.

Thường trực Ban Bí thư thực chất là cầu nối giữa các Cơ quan Đảng với Nhà nước. Đứng về “biên chế chính trị”, quyền uy của bà Mai từ nay chỉ dưới một người (Tổng Bí thư) nhưng trên tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị khác.

Nguyên nhân chính là do ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa tìm được người thay thế bà Mai ở ghế Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (TCTU). Các chuyển động trên “thượng tầng” Ba Đình vẫn hứa hẹn nhiều pha gay cấn. Dù sao khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 6/3/2023 trao quyết định của Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, phân công bà Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa 13, chỉ vài ngày sau khi ông Thưởng rời chức vụ này để trở thành tân Chủ tịch nước ngày 2/3/2023, thì đó là trường hợp chưa từng có trong hệ thống quyền lực ở Ba Đình. Vươn lên vị trí thứ năm, xếp sau “Bộ tứ” trong Bộ Chính trị, bà Mai giờ đây là nữ Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầu tiên và cũng là nữ Thường trực Ban Bí thư đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN. Như thế là cùng một lúc bà giữ hai kỷ lục của Đảng. Điều này khẳng định uy tín cao của người phụ nữ hoạt động trong buổi giao thời của những cơn địa chấn về nhân sự trên thượng tầng Ba Đình.

Nhưng cụ thể thì công việc hàng ngày của Thường trực Ban Bí thư là gì? Câu trả lời được tìm thấy ở Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Qua đó còn cho thấy giả dụ sau này các nhân sự đã từng nhận được cái “gật đầu” trong cơ cấu ghế từ Thường trực Ban Bí thư, nhưng lại là những kẻ “nhúng chàm”, vậy thì cũng cần truy ngược trách nhiệm về khả năng “lựa chọn người của Thường trực Ban Bí thư. Việc bà Mai “ngồi một lúc hai ghế” tất nhiên chỉ là tạm thời. Trước sau ông Trọng sẽ tìm được “người của phe mình” để đặt vào đấy. Mục tiêu nhất quán và cao nhất của Tổng Bí thư là phải duy trì và tăng cường được vai trò kiểm soát của Đảng đối với Chính phủ, cũng như giành được quyền lực tuyệt đối trong tay. Để đạt được điều này, ông Trọng đã cùng với phe nhóm loại bỏ hết những người hiếm hoi có năng lực, có đầu óc cởi mở (Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam…) để chỉ chọn chung quanh mình hoặc là những nhân vật xuất thân từ công an như Phan Đình Trạc, Tô Lâm, hoặc dễ bề kiểm soát như Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng.

Tân Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, trong bài phát biểu khi nhận nhiệm vụ đã khẳng định rằng ĐCSVN “là đảng cầm quyền” và cam kết “phải giữ gìn Đảng thật trong sạch”. Bà Mai, 65 tuổi, còn hứa sẽ “phải xứng đáng là người lãnh đạo” và là “người đầy tớ trung thành của nhân dân.” Trước bà Mai, những người đứng đầu Ban Bí thư đều là cánh đàn ông. Theo nhận định của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), bà Trương Thị Mai, người có bằng cử nhân về Luật và Lý luận Chính trị, “được chọn theo tiêu chuẩn chứ không phải theo cơ cấu về giới”. Nhà nghiên cứu của ISEAS, có trụ sở ở Singapore, cho rằng giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư là rất quan trọng vì nó “là cầu nối và là bộ lọc giữa Bộ Chính trị của Đảng với Nhà nước”. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hàng ngày của Đảng, trong đó có giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cũng như chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam. TS. Hợp cho biết: “Mọi hoạt động của Nhà nước phải được Bộ Chính trị và Ban Bí thư phê duyệt thì mới được làm và Thường trực Ban Bí thư là người thẩm định mọi đề xuất của Nhà nước”.

Tuy nhiên, đối với bên ngoài xã hội, từ bao năm nay, mỗi khi có nhân vật quan chức nào “về vườn” – dù tự nguyện hay bị chính các “đồng chí” của mình làm áp lực – hoặc có nhân vật nào sắp/mới ngồi vào ghế này ghế kia, kể cả những vị trí cao nhất, người dân Việt thường chép miệng, tặc lưỡi: “Tay” nào lên, “tay” nào xuống thì cũng thế thôi”. Vì có ai biết gì về họ, có ai bầu cho họ đâu. Theo một số nhà phân tích thời sự, việc Tổng Bí thư để cả hai người “cánh hẩu” của mình – sắp xếp Võ Văn Thưởng ngồi ghế Chủ tịch nước và bà Trương Thị Mai ngồi ghế Thường trực Ban bí thư – là cách ông Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy ra khỏi Đảng những kẻ mà ông không thích họ có ảnh hưởng quyết định tới chiếc ghế Tổng Bí thư khi ông ta về vườn. Candidate cho chiếc ghế đó phải là do ông đề xuất và mọi người chỉ có tuân thủ bấm nút! Ông Trọng hy vọng, tiếng tăm chống tham nhũng sẽ giúp ông giải quyết chuyện chuyển giao quyền lực êm xuôi theo ý ông ta. Khi Đại hội Đảng đầu năm 2021, giới phân tích tình hình cho hay, Nguyễn Phú Trọng muốn đưa Trần Quốc Vượng, lúc đó là Thường trực Ban bí thư lên thay ông ở ghế Tổng Bí thư. Ông Vượng là nhân vận tin cẩn, thân tín của ông Trọng, cùng lập trường giáo điều bảo thủ. Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Phúc và phe cánh khác chống lại rất mạnh đến nỗi Vượng bị hất văng về vườn. Ghế “Thường trực Ban bí thư” được giao cho Võ Văn Thưởng.

Còn với cơ cấu “Bộ ngũ” như hiện nay (“Bộ tứ” cộng thêm bà Mai), nhiều chuyên gia quốc tế về chính trường Việt Nam cho rằng, chế độ độc đảng ở Hà Nội sẽ vẫn giữ nguyên chính sách ưu tiên phát triển kinh tế và đa phương trong đối ngoại sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu vào chức vụ Chủ tịch nước. Nhưng nhà báo Tomoya Onishi lại nhận định trong bài viết đăng trên tờ Nikkei Asia rằng “Việc lựa chọn một đồng minh thân cận của Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước tiếp theo của Việt Nam càng củng cố quyền lực của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, làm dấy lên lo ngại về sự kiểm soát chặt chẽ hơn của đảng đối với nền kinh tế” và “ông Trọng có thể đưa Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh hơn khi ông tập trung củng cố Đảng.” Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cũng từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) lại có một nhận định khác. TS. Hiệp cùng với một số nhà quan sát khác ở trong nước thì cho rằng, việc bầu ông Thưởng và bà Mai vào vị trí mới liên quan đến các dàn xếp nội bộ ở thượng tầng ĐCSVN, đặc biệt là việc thực hiện một quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho người kế nhiệm trong tương lai. Việc ông Thưởng và bà Mai giữ các cương vị như hiện nay có thể tạo thuận lợi cho kế hoạch chuyển giao chức vụ đứng đầu Đảng của ông Trọng, một việc không thành công tại Đại hội Đảng lần thứ 13 năm 2021. Từ nay, ông Nguyễn Phú Trọng luôn cảnh giác với sự xuất hiện của một chính trị gia từ một phe cánh khác có thể làm phức tạp quá trình chuyển giao quyền lực.

Diễn đàn

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG