Nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã kêu gọi viện trợ và đầu tư nước ngoài tại Miến Điện nhằm giúp thúc đẩy hơn nữa cải cách dân chủ tại nước này, khi bà bắt đầu chuyến công du châu Âu lịch sử tại Geneva.
Phát biểu trước Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm nay, nhà lập pháp mới được bầu nói rằng bà muốn chính phủ Miến Điện tiến hành thêm các cải cách để bảo vệ quyền lợi của công nhân tại quốc gia từng bị cô lập này.
Bà Suu Kyi phát biểu như thế một ngày sau khi ILO, cơ quan của LHQ đặt ra các tiêu chuẩn và giám sát các điều kiện lao động toàn cầu, dỡ bỏ các biện pháp chế tài đối với Miến Điện sau khi chính phủ nước này cam kết bãi bỏ tình trạng lao động cưỡng ép vào năm 2015.
Bà Aung San Suu Kyi cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực giữa tín đồ Hồi giáo và đạo Phật đã làm rúng động miền tây Miến Điện hơn một tuần qua.
Bà nói với các phóng viên rằng tình trạng bạo lực như vậy sẽ tiếp diễn trừ phi pháp quyền được bảo đảm, và mọi công dân được bảo vệ một cách công bằng.
Người phụ nữ từng đoạt giải Nobel được chào đón nồng nhiệt khi bà tới Geneva, và được mọi người nhiều lần đứng lên tán thưởng bằng những tràng pháo tay dài trong khi bà phát biểu, khi bắt đầu chuyến công du châu Âu đầu tiên trong vòng 24 năm.
Nhà hoạt động dân chủ 67 tuổi đã trải qua phần lớn thời gian trong hai thập kỷ qua trong tình trạng bị quản thúc tại gia.
Bà Suu Kyi được thả năm 2010, nhưng trước đây bà không muốn ra nước ngoài vì sợ chính phủ Miến Điện không cho bà quay trở về.
Phát biểu trước Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm nay, nhà lập pháp mới được bầu nói rằng bà muốn chính phủ Miến Điện tiến hành thêm các cải cách để bảo vệ quyền lợi của công nhân tại quốc gia từng bị cô lập này.
Bà Suu Kyi phát biểu như thế một ngày sau khi ILO, cơ quan của LHQ đặt ra các tiêu chuẩn và giám sát các điều kiện lao động toàn cầu, dỡ bỏ các biện pháp chế tài đối với Miến Điện sau khi chính phủ nước này cam kết bãi bỏ tình trạng lao động cưỡng ép vào năm 2015.
Bà Aung San Suu Kyi cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực giữa tín đồ Hồi giáo và đạo Phật đã làm rúng động miền tây Miến Điện hơn một tuần qua.
Bà nói với các phóng viên rằng tình trạng bạo lực như vậy sẽ tiếp diễn trừ phi pháp quyền được bảo đảm, và mọi công dân được bảo vệ một cách công bằng.
Người phụ nữ từng đoạt giải Nobel được chào đón nồng nhiệt khi bà tới Geneva, và được mọi người nhiều lần đứng lên tán thưởng bằng những tràng pháo tay dài trong khi bà phát biểu, khi bắt đầu chuyến công du châu Âu đầu tiên trong vòng 24 năm.
Nhà hoạt động dân chủ 67 tuổi đã trải qua phần lớn thời gian trong hai thập kỷ qua trong tình trạng bị quản thúc tại gia.
Bà Suu Kyi được thả năm 2010, nhưng trước đây bà không muốn ra nước ngoài vì sợ chính phủ Miến Điện không cho bà quay trở về.