Một tiếng động lớn vang lên từ trong đám sương mù phía trên tảng băng Baishui 1, những mãnh đá rơi xuống mặt băng bay ngang ông Chen Yanjun khi ông đang điều hành một máy Định vị.
Nhiều vật rớt xuống khối băng khổng lồ mà các nhà khoa học nói đây là một vụ tan băng nhanh nhất thế giới.
Nhà địa chất học 30 tuổi này cho biết “Chúng ta phải đi nơi khác. Qui luật thứ nhất là an toàn.”
Ông Chen đi xuống một khu vực khô cằn, trước đây bị chôn vùi dưới băng. Hiện nay toàn là đá với rãi rác những bình ô-xy do các du khách đi thăm vùng băng tuyết cao 4.457 mét tại miền nam Trung Quốc, bỏ lại.
Mỗi năm có hàng triệu người bị thu hút vì vẻ đẹp băng giá của Baishui đến đây chiêm ngưỡng. Vùng này nằm rìa đông nam của Cực thứ 3, một vùng tại Trung Á với trữ lượng băng lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Nam cực và Greenland, rộng bằng Texas và New Mexico cộng lại.
Vùng Cực thứ 3 có tầm quan trọng thiết yếu cho hàng tỉ người từ Việt Nam đến Afghanistan. Mười con sông lớn nhất châu Á, trong đó có sông Trường Giang, Hoàng Hà, Sông Mekong và sông Hằng nhận được nước từ các vụ băng tan.
“Đây là nguồn nước ngọt lớn nhất thế giới,” Asley Johnson, quản trị viên chương trình năng lượng tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ nói. “Tùy thuộc vào băng tan như thế nào, nước ngọt sẽ rời vùng này ra biển, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước uống và lương thực.”
Ngày nay quả đất nóng hơn một độ bách phân so với thời kỳ tiền công nghiệp vì biến đổi khí hậu_ đủ để làm tan 28 đến 44% băng hà trên toàn cầu, theo một phúc trình của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc.
Baishui gần đường xích đạo như Tampa, Florida. Và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã trở nên nghiêm trọng.
Bằng hà đã mất 60% khối lượng và thu hẹp 250 mét kể từ năm 1982, theo phúc trình năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu Địa chất.
Các nhà khoa học phát hiện vào năm 2015 là 82% băng hà được thăm dò tại Trung Quốc đã co cụm lại. Các nhà khoa học cảnh báo là ảnh hưởng của băng tan đối với nguồn nước dần dần trở nên “ngày một nghiêm trọng” đối với Trung Quốc.
Trung Quốc luôn luôn có vấn đề về việc cung cấp nước ngọt, với 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% nước ngọt, Jonya Nyman, một giảng sư về an ninh năng lượng tại Trường đại học Sheffield nói. “Điều này làm tăng cao hậu quả của biến đổi khí hậu.”