Đường dẫn truy cập

Australia tăng chi tiêu quốc phòng giữa căng thẳng Biển Đông


Binh sĩ Australia đổ bộ lên bãi biển trong cuộc tấn trận đa quốc ở Kaneohe, Hawaii năm 2014. Sách trắng Quốc phòng Australia nêu dự kiến bổ sung 5.000 quân nhân trong các quân chủng bộ binh, hải quân và không quân, nâng số quân nhân lên khoảng 63.000.
Binh sĩ Australia đổ bộ lên bãi biển trong cuộc tấn trận đa quốc ở Kaneohe, Hawaii năm 2014. Sách trắng Quốc phòng Australia nêu dự kiến bổ sung 5.000 quân nhân trong các quân chủng bộ binh, hải quân và không quân, nâng số quân nhân lên khoảng 63.000.

Thủ tướng Australia Malcom Turnbull cam kết tăng cường chi tiêu quốc phòng vào lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng ở vùng tây Thái Bình Dương.

Ông Turnbull cho hay chính phủ Australia, một đồng minh chủ chốt của Mỹ, nhất trí thực hiện lời cam kết của vị lãnh đạo trước đó, ông Tony Abbott, là tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% của tổng sản phẩm quốc nội từ nay đến năm 2023. Lần cuối cùng chi tiêu quốc phòng đạt mức này là năm 1995. Kế hoạch chi tiêu mới sẽ được công bố vào thứ Năm, ông cho biết.

Ông nói với các phóng viên ở Canberra là Sách trắng quốc phòng “có nói về kết quả của mức chi tiêu quốc phòng cao hơn”. Ông cũng cho rằng “Chúng ta quả thực sống trong những giai đoạn có nhiều thách thức”. Ông nói sách trắng được soạn thảo nhằm “bảo đảm chúng ta thực hiện phần của mình để mang lại và bảo đảm an ninh khu vực”.

Sách trắng nêu dự kiến bổ sung 5.000 quân nhân trong các quân chủng bộ binh, hải quân và không quân, nâng số quân nhân lên khoảng 63.000, một tờ báo của Australia đưa tin nhưng không nêu rõ nguồn. Hạm đội tàu ngầm cũng sẽ tăng gấp đôi thành 12 chiếc.

Văn kiện này sẽ được xem xét kỹ lưỡng về những đoạn chính phủ mô tả các tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và những nơi khác trong khu vực.

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và một số nước khác về Biển Đông. Gần đây, có nhiều tin tức về việc Trung Quốc quân sự hóa một số đảo hoặc đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát ở vùng biển này, như triển khai hỏa tiễn địa đối không, dàn radar tần số cao và chiến đấu cơ phản lực, dẫn đến căng thẳng leo thang.

Hành động quân sự hoá của Trung Quốc đã khiến Việt Nam tăng nhập khẩu vũ khí. Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Stockholm hôm thứ Hai nói Việt Nam nhập khẩu vũ khí nhiều hàng thứ 8 trên thế giới trong thời gian từ năm 2011 tới năm 2015, một bước nhảy vọt so với 5 năm trước đó. Mặt khác, Việt Nam được Mỹ coi là một đối tác quan trọng trong chính sách xoay trục sang châu Á khi Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.

Australia, cũng là một đối tác trong chính sách xoay trục của Tổng thống Obama, nhiều lần thực hiện tập trận với Thủy quân Lục chiến và các lực lượng quân sự khác của Mỹ. Tuần trước, Thủ tướng Turnbull đã kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, tránh quân sự hóa các bãi đá, bãi cạn mà nước này bồi đắp ở Biển Đông.

Hôm thứ Ba, tại một phiên điều trần trước Thượng viện ở Washington, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris nói ông trông cậy rất nhiều ở Australia vì nước này có năng lực quân sự tiên tiến cũng như có kinh nghiệm chiến trận và vai trò lãnh đạo đối với nhiều hoạt động trên khắp thế giới.

Theo Bloomberg, ABC

Truyền hình vệ tinh VOA 23/2/2016
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

XS
SM
MD
LG