SYDNEY —
Australia phủ nhận những tố cáo mới cho rằng hải quân Australia đã ngược đãi thuyền nhân, nhưng các giới chức ở Canberra lần đầu tiên xác nhận họ đưa tàu của người xin tị nạn trở về Indonesia. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật từ Sydney rằng Bộ trưởng Di trú Scott Morrison hôm nay đã phá vỡ bức màn bí mật che phủ chiến dịch có tên là Chiến dịch Biên giới Chủ quyền do hải quân thực hiện trong vài thàng qua.
Một thuyền nhân người Somalia nói với Đài phát thanh Australia rằng các sĩ quan hải quân đã xịt vào mắt ông một loại thuốc làm cho mắt ông cay xè và ông ngã vào một đường ống nóng của động cơ trên tàu và bị phỏng tay. Vụ ngược đãi này được cho là đã xảy ra khi hải quân Australia buộc một chiếc tàu chở người xin tị nạn quay lại hải phận Indonesia.
Một đoạn video được phổ biến trước đây trong tháng này cho thấy những thuyền nhân khác được chữa trị cho những thương tích mà họ nói là đã xảy ra khi các binh sĩ hải quân Australia ép họ ôm chặt một động cơ rất nóng trên chiếc tàu.
Các giới chức Australia đã phủ nhận những tố cáo ngược đãi đó.
Bộ trưởng Di trú Scott Morrison nói rằng ông tin chắc là các nhân viên Australia đã hành động một cách chuyên nghiệp. Ông nói:
"Điều mà tôi có thể nói với quí vị là tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các binh sĩ hải quân và các nhân viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới đã hành động theo đúng những gì họ được huấn luyện và theo đúng những trình tự để ứng phó với những tình huống khó khăn. Chúng tôi không điều hành một dịch vụ xe taxi ở đây, thưa anh Tony. Chúng tôi đang thực hiện một cuộc hành quân an ninh biên giới, và nếu có sự bất tuân hoặc những hành vi đe dọa, thì tôi dự kiến người của chúng tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình."
Ông Morrison cũng xác nhận lần đầu tiên là các tàu chở người tị nạn vào hải phận Australia đã bị đưa về Indonesia trở lại.
Đây là một phần của sự hứa hẹn mà chính phủ bảo thủ đã đưa ra trong cuộc vận động bầu cử năm ngoái về việc ngăn chận làn sóng thuyền nhân, nhưng các vị bộ trưởng trong chính phủ đã bị chỉ trích là có thái độ bảo mật quá đáng về chính sách này.
Từ ngày 19 tháng 12 tới nay, không có tàu chở lậu người nào tới được Australia và đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm mà cả tháng giêng không có tàu nào của thuyền nhân tới Australia.
Tuy nhiên, chính sách kéo tàu về nơi xuất phát đã gây tức giận cho Indonesia, là nước cho rằng Australia xâm phạm chủ quyền của nước họ. Quan hệ giữa Australia với Jakarta đã bị căng thẳng vì vụ xích mích liên quan tới việc nghe lén điện thoại hồi năm ngoái. Căng thẳng cũng đã gia tăng hồi gần đây sau khi có những tiết lộ là hải quân Australia đã tiến vào hải phận Indonesia trong lúc tìm cách ngăn chận, xua đuổi thuyền nhân.
Một thuyền nhân người Somalia nói với Đài phát thanh Australia rằng các sĩ quan hải quân đã xịt vào mắt ông một loại thuốc làm cho mắt ông cay xè và ông ngã vào một đường ống nóng của động cơ trên tàu và bị phỏng tay. Vụ ngược đãi này được cho là đã xảy ra khi hải quân Australia buộc một chiếc tàu chở người xin tị nạn quay lại hải phận Indonesia.
Một đoạn video được phổ biến trước đây trong tháng này cho thấy những thuyền nhân khác được chữa trị cho những thương tích mà họ nói là đã xảy ra khi các binh sĩ hải quân Australia ép họ ôm chặt một động cơ rất nóng trên chiếc tàu.
Các giới chức Australia đã phủ nhận những tố cáo ngược đãi đó.
Bộ trưởng Di trú Scott Morrison nói rằng ông tin chắc là các nhân viên Australia đã hành động một cách chuyên nghiệp. Ông nói:
"Điều mà tôi có thể nói với quí vị là tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các binh sĩ hải quân và các nhân viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới đã hành động theo đúng những gì họ được huấn luyện và theo đúng những trình tự để ứng phó với những tình huống khó khăn. Chúng tôi không điều hành một dịch vụ xe taxi ở đây, thưa anh Tony. Chúng tôi đang thực hiện một cuộc hành quân an ninh biên giới, và nếu có sự bất tuân hoặc những hành vi đe dọa, thì tôi dự kiến người của chúng tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình."
Ông Morrison cũng xác nhận lần đầu tiên là các tàu chở người tị nạn vào hải phận Australia đã bị đưa về Indonesia trở lại.
Đây là một phần của sự hứa hẹn mà chính phủ bảo thủ đã đưa ra trong cuộc vận động bầu cử năm ngoái về việc ngăn chận làn sóng thuyền nhân, nhưng các vị bộ trưởng trong chính phủ đã bị chỉ trích là có thái độ bảo mật quá đáng về chính sách này.
Từ ngày 19 tháng 12 tới nay, không có tàu chở lậu người nào tới được Australia và đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm mà cả tháng giêng không có tàu nào của thuyền nhân tới Australia.
Tuy nhiên, chính sách kéo tàu về nơi xuất phát đã gây tức giận cho Indonesia, là nước cho rằng Australia xâm phạm chủ quyền của nước họ. Quan hệ giữa Australia với Jakarta đã bị căng thẳng vì vụ xích mích liên quan tới việc nghe lén điện thoại hồi năm ngoái. Căng thẳng cũng đã gia tăng hồi gần đây sau khi có những tiết lộ là hải quân Australia đã tiến vào hải phận Indonesia trong lúc tìm cách ngăn chận, xua đuổi thuyền nhân.