Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người Joy Ezeilo nói các quốc gia cần có đường lối toàn diện để chống lại nạn buôn người và thi hành những luật lệ đã được ban hành.
Bà nói thêm là tại Thái Lan, nhà cầm quyền đã có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng các giới chức vẫn chưa làm đủ để bảo vệ những di dân bất hợp pháp và tránh được tham nhũng.
Bà Joy Eleizo nói: “Chúng ta cần có cách tiếp cận toàn diện để chống nạn buôn người. Tôi nghĩ vấn đề ở đây là thi hành luật lệ vì các bạn có thể có những luật lệ tốt, những kế hoạch quốc gia rất tốt, và làm nhiều việc tốt để giúp những nạn nhân buôn người; nhưng rồi lại có những lổ hỗng trong việc áp dụng luật pháp hiện hành. Cần phải áp dụng luật toàn diện từ xét xử cho đến trừng trị những kẻ buôn người.”
Sau khi đánh giá những nỗ lực của Thái Lan trong công tác chống buôn người, bà Ezeilo nói nước này vẫn còn là nguồn, nơi qua lại và điểm đến của nạn buôn người.
Nhiều người Thái bị bán sang Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Nam Phi và Hoa Kỳ. Thái Lan cũng là quốc gia nhận các nạn nhân buôn người từ Kampuchia, Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Bà Ezeilo nói ngay trong nước Thái Lan, nạn buôn trẻ em cũng tràn lan, kể cả trẻ em bộ tộc miền núi.
Nạn buôn người đưa trẻ em vào nghề mãi dâm, phim ảnh tình dục và du lịch tình dục. Những kẻ buôn người khác đưa người ra nước ngoài để làm việc nhà, đi ăn xin, hôn nhân bắt buộc và đẻ thế. Hiện tường này ngày càng tăng tại vùng nông thôn, trong nghề xây dựng và đánh cá.
Nạn buôn người đem lại lợi tức vào khoảng hàng triệu đô la cho những băng đảng tội phạm trong vùng.
Tổ chức Lao động Quốc tế Liên Hiệp Quốc ILO đã hỗ trợ cho những chương trình bảo vệ công nhân di dân từ Kampuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nilim Baruah, cố vấn cho ILO tại Bangkok nói dù có nhiều nỗ lực, các quốc gia trong vùng, bao gồm Kampuchia và Lào, đã thất bại trong việc áp dụng chính luật lệ của họ để có thể qui định tốt hơn về những di dân lao động.
Ông Nilim Baruah nói: “Quản lý và điều hành di dân tiếp tục là một lãnh vực quan tâm chính của chính phủ Tiểu vùng Sông Mekong. Nếu nhìn vào Lào và Kampuchia, vấn đề là về khả năng của chính phủ phát triển và thi hành luật lệ của những nước này. Đối với Lào và Kampuchia, cần có khả năng xây dựng và huấn luyện ngay chính về phía chính phủ.”
Thái Lan đã thi hành một tiến trình thu thập tài liệu và lập danh sách hơn một triệu công nhân di dân trong năm qua, hầu hết là từ Miến Điện, Kampuchia và Lào. Chiến dịch gần đây nhất để lập danh sách các công nhân, phần lớn trong nghề cá, chấm dứt trong tháng này. Một phúc trình đầy đủ của báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc sẽ được trình lên Liên Hiệp Quốc vào giữa năm 2012.
Các giới chức cao cấp Liên Hiệp Quốc nói những quốc gia ở Tiểu vùng sông Mekong bao gồm Thái Lan, Kampuchia và Lào, không áp dụng tích cực luật lệ hiện hành chống nạn buôn người. Theo như tường trình của thông tín viên Ron Corben, kết luận này được đưa ra vào lúc một đại sứ của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người kết thúc chuyến đi đánh giá 10 ngày về những nỗ lực của Thái Lan trong việc ngăn chặn lạm dụng lao động di dân.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1