Đường dẫn truy cập

Các ngân hàng Châu Á giảm lưu lượng tiền mặt


Các chính phủ ở châu Á đang chật vật tìm cách làm thế nào để cho nền kinh tế của họ tiếp tục tăng trưởng vào lúc lưu lượng đầu tư tăng và hối suất lên cao. Các kinh tế gia cho biết các ngân hàng trung ương đang chuẩn bị để ứng phó với một khối lượng tiền ồ ạt vào lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Nhật Bản và Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp để kích hoạch nền kinh tế của họ. Từ Hong Kong, thông tín viên VOA Heda Bayron ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Trong tuần này, thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, ông Masaaki Shirakawa, kêu gọi các nền kinh tế tiên tiến tiếp tục kích hoạt kinh tế. Điều đó có nghĩa là giữ lãi suất ở mức rất thấp và đổ tiền ồ ạt vào thị trưòng để khuyến khích tiêu thụ và vay tiền của ngân hàng.

Nhật Bản đã cắt lãi suất xuống mức từ 0 cho đến 0,1 phần trăm và mở một ngân quỹ 60 tỷ đôla để mua trái phiếu của chính phủ cùng các loại tích sản khác. Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tỏ dấu hiệu nay mai có thể có một biện pháp tương tự, thuật ngữ ngân hàng gọi là “quantitative easing” – có nghĩa là một chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nhằm mục đích gia tăng số cung về tiền mặt bằng cách tăng trữ luợng thặng dư của hệ thống ngân hàng.

Nhưng các nhà kinh tế ở châu Á lo ngại về các hậu quả của biện pháp này. Rủi ro lớn là các nhà đầu tư sẽ chuyển thêm tiến vào các khoản đầu tư có mức lời cao hơn trong khu vực, và đẩy giá tài sản và chứng khoán lên.

Ông Song Seng-Wun là kinh tế gia trưởng của ngân hàng CIMB ở Singapore.

Ông Song nói: “Sẽ có thêm rất nhiều đôla ngoài thị trường, có nghĩa là thêm nhiều tiền đổ ra theo hướng này. Các chính phủ ở mọi nơi biết rằng thanh khoản sẽ đi vào những chỗ sinh lời.”

Lãi suất tại nhiều quốc gia Á châu – tuy tương đối thấp – vẫn còn cao hơn so với ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, vì thế mà các nhà đầu tư kiếm được nhiều tiền hơn ở đây. Các ngân khoản thông thường đuợc đầu tư vào các ngân khố của Hoa Kỳ đã chuyển qua các trái phiếu Á châu. Trung Quốc, là nước có tữ lượng ngoại hối lên tới 2,6 ngàn tỷ đôla – đã tăng gần gấp 3 lần số mua trái phiếu của chính phủ Nam Triều Tiên trong 9 tháng đầu năm nay.

Nhưng lượng nhập vốn đã khiến cho các chỉ tệ ở châu Á tăng giá, khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và gây thiệt hại cho sản lượng kinh tế.

Chẳng hạn, xuất khẩu chiếm khoảng phân nửa nên kinh tế Nam Triều Tiên và đồng won của Nam Triều Tiên đã lên đến mức cao liên tiếp trong 5 tháng so với đồng đôla.

Đồng yen lơ lửng ở mức cao nhất trong 15 năm bất kể các nỗ lực của Ngân hàng Nhật Bản muốn làm cho đồng yen yếu đi bằng cách mua thêm đôla Mỹ. Tại Australia, một sự bộc phát hàng hoá đã khiến đồng đôla Úc tăng lên gần ngang với đồng đôla Mỹ. Đồng rupiah của Indonesia đang ở mức cao nhất trong 3 năm.

Ông Jeong Young-sik, môt nhà khảo cứu tại Viện Khảo cứu Kinh tế Samsung ở Seoul, nói rằng sự gia tăng lượng đầu tư đổ vào làm cho các thị trường tài chính càng thêm bất ổn định.

Ông Jeong cho biết: “Luồng vốn đổ vào có xu hướng dồn cho các khoản đầu tư ngắn hạn và rút ra sau khi thu về lợi nhuận.”

Thông thường, các ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất khi có nhiều tiền lưu thông trong hệ thống, có thể dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng. Nhưng tại nhiều nước ở châu Á, lãi suất cao hơn sẽ thu hút thêm ngân khoản, đẩy trị giá các chỉ tệ và gây thiệt hại cho xuất khẩu.

Indonesia và Australia giữ vững lãi suất trong tháng này, cũng như Ngân hàng Triều Tiên trong ngày hôm nay.

Ông Jeong nói rằng ngân hàng trung ương Nam Triều Tiên gặp khó khăn trong công tác quân bình. Giá hàng tiêu thụ trong tháng 9 tăng với tỷ lệ thưòng niên là 3,6% - gần mức trần của tỷ lệ lạm phát.

Ông Jeong nói thêm: “Tuy nhiên, nêu họ nâng cao lãi suất chính, thì đồng won sẽ còn tăng giá nhiều hơn nữa.”

Ngân hàng trung ương Triều Tiên cho hay họ nhắm mục tiêu là duy trì sự ổn định giá cả trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế theo một chính sách tiền tệ dễ dàng.

Thẩm quyền Tiền tệ Singapore hôm nay đã mở rộng giới hạn mậu dịch cho đồng đôla Singapore, để có thể điều chỉnh nhiều hơn nhằm quân bình các rủi ro lạm phát và bất ổn thị trường.

Ông Song của Ngân hàng CIMB nói rằng chưa chắc là sự phối hợp chính sách ở châu Á sẽ có hiệu quả.

Ông Song nói: “Các nước đang tiến hành biện pháp đó và các biện pháp khác sẽ phải xét cách thức quản lý như thế về mặt lưu lượng. Mọi người đều mong rằng tất cả các biện pháp đó sẽ đem lại thêm sự quân bình cho lưu lượng và các hối suất đỡ bị rối loạn, trong khi cầu khấn rằng nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ không bất chợt biến chuyển và nhờ đó và một số lưu luợng vốn sẽ quay trở lại Hoa Kỳ.”

Ngân hàng Thái Lan sẽ quyết định vào ngày thứ tư tới liệu có nâng lãi suất từ 1,75% - là mức thấp nhất ở châu Á ngoài Nhật Bản. Đồng baht của Thái đã tăng giá 11% trong năm nay và các nhà xuất khẩu của Thái Lan đã cảnh báo về việc sa thải công nhân vào lúc mức cầu về sản phẩm của họ sụt giảm.

Tất cả các biện pháp để cố gắn giữ cho chỉ tệ không tăng giá và để cho các nền kinh tế tăng trưởng đang khơi ra những mối lo ngại quốc tế về một cuộc chiến tranh tiền tệ – tức là một vòng các biện pháp cạnh tranh để hạ thấp hối suất.

Các giới chức Nhật Bản trong tuần này đã chỉ trích cả Nam Triều Tiên lẫn Trung Quốc về việc kiểm soát sự tăng giá chỉ tệ của họ. Và một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, trong khi đi thăm Trung Quốc tuần này đã hối thúc Bắc Kinh để cho chỉ tệ của họ tăng giá nhanh hơn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG