Đường dẫn truy cập

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Uganda ngày càng tăng


Chính phủ Uganda bị quyến rũ vì những lời hứa cho vay với lãi suất thấp và đầu tư nhiều vốn, nên ngày càng hướng về Trung Quốc
Chính phủ Uganda bị quyến rũ vì những lời hứa cho vay với lãi suất thấp và đầu tư nhiều vốn, nên ngày càng hướng về Trung Quốc
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Uganda đang gia tăng, với hợp đồng xây dựng hai con đập được giao cho những công ty Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho vay lãi suất thấp và ngay cả có thể thỏa thuận mua lại các khoản nợ của các thành viên Quốc hội Uganda. Tuy nhiên một số tổ chức nhân quyền lo ngại việc này có thể làm cho Uganda mất độc lập.

Chính phủ Uganda bị quyến rũ vì những lời hứa cho vay với lãi suất thấp và đầu tư nhiều vốn, nên càng ngày càng hướng về Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc đã đổ xô vào Uganda. Theo tòa đại sứ Trung Quốc tại Uganda, chỉ năm ngoái thôi đã có 45 công ty mới đặt văn phòng tại nước này. Và những công ty quốc doanh Trung Quốc mới đây đã được trao cho những hợp đồng xây dựng hai đập thủy điện mới nhất của Uganda. Đập lớn nhất trị giá gần 1,5 tỉ đô la.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Simon D’Ujanga, đầu tư của Trung Quốc đã tạo nên công ăn việc làm tại Uganda, và hai đập mới sẽ giúp nước này đáp ứng được nhu cầu năng lượng của dân số đang gia tăng nhanh chóng. Ông nói thêm là những khoản vay lãi suất thấp làm cho thỏa thuận này thêm hấp dẫn:

“Chúng tôi đã có thỏa thuận song phương với chính phủ Trung Quốc về số vốn với lãi suất thấp. Đây là một sự chuyển nhượng với lãi suất rất thấp, và do đó chúng tôi sử dụng lợi điểm này.”

Ông D’Ujanga công nhận lãi suất thấp không chỉ là điều duy nhất khiến cho Trung Quốc trở thành một đối tác kinh doanh hấp dẫn:

“Chính phủ Trung Quốc không thành kiến như các nhà cho vay khác. Khi họ đến, chúng tôi chỉ thảo luận hoàn toàn về việc làm ăn buôn bán, không có gì khác. Họ không bắt đầu bằng nhiều câu hỏi không liên quan gì đến kinh doanh.”

Những câu hỏi Trung Quốc không đề cập đến là về việc cai trị và nhân quyền. Ông Godber Tumushabe, giám đốc của Liên minh Ủng hộ Phát triển và Môi trường có trụ sở tại Kampala, nói khuynh hướng không liên kết kinh doanh với việc gì khác cả là một trong những lý do chính khiến cho các nhà lãnh đạo tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc.

Liên hệ giữa Trung Quốc và chính phủ Uganda vừa mới đây đã sang một bước ngoặt cá nhân hơn. Tuần trước, các nhà lập pháp nói một công ty Trung Quốc đang điều đình để mua lại các khoản nợ của các thành viên Quốc hội Uganda.

Ông Tumushabe giải thích là nhiều nhà lập pháp Uganda chi tiêu vượt mức trong các chiến dịch vận động tranh cử, và cuối cùng mắc nợ các chính trị gia khác. Nếu thỏa thuận với Trung Quốc đạt được, điều này sẽ làm cho các nhà lập pháp Uganda chịu ảnh hưởng thêm nữa của Trung Quốc.

“Điều này không ít thì nhiều cũng giống như bán đi những mặt khác của nền độc lập của mình. Tự nhiên bạn sẽ phải dành đặc quyền cho Trung Quốc đối với một vài công việc kinh doanh Trung Quốc đang làm ở đây.”

Theo những tin tức của giới truyền thông địa phương, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni chống lại thỏa thuận này. Ông Tumushabe nói chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa:

“Tôi không nghĩ là một quốc gia có chủ quyền như tất cả các quốc gia châu Phi thường tuyên bố có chủ quyền, lại ở trong tình trạng cho phép quốc gia khác đến và trả nợ cho các nhà lãnh đạo được dân bầu của nước mình. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của quốc gia đó với công dân của mình, đảm bảo là các nhà lãnh đạo dân cử không phải tự cầm cố mình cho một quốc gia khác.”

Tuy nhiên ông nói thêm là thái độ của Uganda không phải bất thường. Các chính phủ trên toàn châu lục này đã quay sang Trung Quốc để tránh phải có những thay đổi giai cấp trung lưu ngày càng tăng đang đòi hỏi. Ông nói:

“Sự hiện diện của Trung Quốc tạo nên cơ hội thành công cho các chế độ trên toàn thế giới, và rõ rệt hơn là tại châu Phi-nơi các chế độ chưa sẵn sàng cải tổ, về cả hai mặt kinh tế lẫn cai trị.”

Ông D’Ujanga cho rằng chính phủ Uganda biết đang làm gì khi giao dịch với Trung Quốc, và không hy sinh nền độc lập của nước này.

“Chắc chắn là không. Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi giao dịch với người Trung Quốc. Chúng tôi giao dịch với họ trước đây, và chúng tôi có thể đoán được họ.”

Tuy nhiên ông Tumushabe cảnh báo là có quá ít chính trị gia cân nhắc về cái giá phải trả đối với lãi suất cho vay thấp của Trung Quốc. Ông nói đối với quan hệ quốc tế, không có chuyện hoàn toàn miễn phí.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG