Sau khi bị thiệt hại gần 10 tỉ đôla trong năm ngoái, công nghiệp hàng không đang chuẩn bị cất cánh.
Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế, gọi tắt là IATA, đại diện cho 230 hãng hàng không trên khắp thế giới, tiên đoán nhu cầu của hành khách sẽ tăng gần 6% trong năm 2010, trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa dự kiến tăng hơn 10%.
Tính toán trước để đáp ứng nhu cầu, công ty chế tạo máy bay Boeing đang đẩy mạnh sản xuất các phi cơ có thân tàu rộng của Boeing.
Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều công ăn việc làm tại Spirit Aerosystems, một công ty chuyên chế tạo thân máy bay cho các phi cơ Dreamliner 787 của Boeing.
Ông Harold Leslie một quản trị viên cấp cao của công ty Spirit Aerosystems cho biết:
“Chúng tôi đã mướn thêm nhiều công nhân viên mới từ ngày đầu năm. Chúng tôi đang tiếp tục mướn thêm nhiều nhân viên mới, đây là điều có lợi cho nền kinh tế, có lợi cho công ty Spirit của chúng tôi, và có lợi cho mọi người.”
Tuy nhiên, nhiều người khác thì không chắc chắn như thế. Ông Richard Aboulafia, một nhà tư vấn ngành hàng không nhận định:
“Theo tôi thì làm như thế có hơi vội vã.”
Ông nói trong khi ngành vận chuyển hàng không có dấu hiệu là đang hồi phục trở lại, nhu cầu đối với các vé hạng nhất vẫn èo uột, và lợi tức của các hãng hàng không vẫn thấp hơn mức cao nhất trong năm 2008. Ông giải thích:
“Ngành vận tải hàng không đã hồi phục tương đối tốt kể từ thời kỳ tệ hại nhất kéo dài từ năm 2008 đến 2009, tuy nhiên hiện chúng ta còn ở mức rất thấp so với thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng khởi sự. Cùng lúc, trong suốt quãng thời gian ấy, các công ty chế tạo máy bay vẫn tiếp tục sản xuất một con số kỷ lục các máy bay phản lực, vì vậy chúng ta đang lâm vào tình trạng sản xuất quá tải nguy hiểm”.
Trong cuộc suy thoái kinh tế, nhiều hãng hàng không đã hủy bỏ các hợp đồng chế tạo máy bay, hoặc cho ngưng hoạt động các phi cơ cũ vì nhu cầu hành khách giảm sút. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang khởi sự hồi phục, một số nhà phân tích lo ngại đà hồi phục có thể sẽ khựng lại .
Ông Aboulafia nói tiếp:
“Càng năng nổ bao nhiêu thì càng có nguy cơ vấp ngã, và có lẽ tiến trình phục hồi xuất phát từ những kỳ vọng sai lầm đó lại càng kéo dài hơn.”
Công ty Boeing dự định sẽ đẩy nhanh công trình sản xuất các phi cơ thân rộng 777 và phi cơ phản lực dân dụng 747.
Trong khi đó công ty Airbus, đặt trụ sở tại Pháp, cũng đẩy mạnh sản xuất chiếc phi cơ chỉ có một lối đi ở giữa hai hàng ghế, rất ăn khách của họ, từ 34 chiếc mỗi tháng lên tới 36 chiếc.
Công ty chế tạo máy bay Boeing của Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc sản xuất các phi cơ chở hành khách để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong bối cảnh công nghiệp hàng không đang hồi phục lại sau cuộc suy thoái kinh tế. Các chuyên gia công nghiệp nói rằng nhu cầu sẽ tăng trong năm 2010, sau khi giảm sút trong hai năm trước đó. Tuy nhiên, một nhà tư vấn hàng không khuyến cáo rằng niềm lạc quan này có thể hơi vội vàng.
Đọc nhiều nhất
1