Nhà cầm quyền Việt Nam, từ đảng đến chính phủ, thường chơi trò ăn gian. Hình thức ăn gian phổ biến, lộ liễu và trắng trợn nhất là ăn gian trong lãnh vực chữ nghĩa. Trong lãnh vực chữ nghĩa, hai chữ hay bị ăn gian nhiều nhất là: nhân dân và nhà nước.
Nhân dân, trên nguyên tắc, là toàn bộ những người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhà cầm quyền Việt Nam, chữ nhân dân vừa bị lạm dụng một cách bừa bãi lại vừa bị bóp méo một cách tùy tiện.
Lạm dụng ở chỗ: cái gì cũng nhân dân. Quân đội nhân dân. Công an nhân dân. Ủy ban nhân dân. Nhà sách nhân dân. Rồi chính quyền nhân dân. Ở điểm này, chúng ta thấy ngay sự khác biệt giữa Việt Nam (cũng như các nước theo chế độ cộng sản khác) và các quốc gia dân chủ ở phương Tây: Ở phương Tây, người ta rất hiếm khi dùng chữ “nhân dân”. Lý do là nó quá mơ hồ. Mơ hồ đến độ nó không có một nội dung cụ thể nào cả.
Nhớ, cách đây mười mấy năm, có một nữ giáo sư từ Việt Nam sang thăm một trường đại học Úc ở Melbourne. Buổi tối, một giáo sư Úc tại trường đại học ấy mời chị cùng một số bạn bè nữa, trong đó có tôi, đi ăn ở một tiệm Việt Nam. Giữa bữa ăn, chị giáo sư từ Việt Nam xin phát biểu. Chị cám ơn trường đại học đã mời chị sang thăm. Chị cám ơn các giáo sư trong trường đã tiếp đãi chị một cách nồng hậu. Và chị, một cách hết sức trang trọng, nhờ vị giáo sư Úc có mặt trên bàn tiệc, chuyển lời cám ơn của chị đến “nhân dân Úc” về việc chào đón chị, người khách từ một nước xa xôi như Việt Nam. Lúc ấy, người bạn của tôi, một giảng viên về thông ngôn và phiên dịch, đang giúp dịch lời phát biểu của chị sang tiếng Anh cho các vị khách Úc hiểu, bỗng đâm ra lúng túng thấy rõ. Nhưng rồi anh cũng dịch. Vị giáo sư người Úc nghe xong, không giấu được một nụ cười kín đáo và ý nhị. Đến lúc về, ở bãi đậu xe, vị giáo sự ấy đùa với chúng tôi, sau lưng chị giáo sư nọ: “Mấy ông bày tôi cách chuyển lời cám ơn đến ‘nhân dân Úc’ đi chứ!”
Vì khái niệm ‘nhân dân’ rất mơ hồ, nhà cầm quyền tha hồ bóp méo nó theo bất cứ hướng nào mà họ thích. Họ tuyên bố họ được nhân dân tín nhiệm và ủy thác cho trách nhiệm lãnh đạo nhân dân dù họ chưa bao giờ tổ chức bất cứ một cuộc bầu cử nào cho đàng hoàng, tự do và minh bạch. Họ cũng thường xuyên tuyên bố nhân dân ủng hộ các chính sách của họ dù họ không hề tổ chức bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý, thậm chí, một cuộc thăm dò dư luận nào cả. Khi người dân, dù đông đảo, lên tiếng phê phán hay phản đối họ, họ đạp vào mặt, cho đó không phải là…nhân dân.
Nhân danh nhân dân, họ trấn áp ngay chính nhân dân. Mở miệng là phục vụ nhân dân, nhưng trên thực tế, họ sẵn sàng chà đạp lên nhân dân. Mọi quyết định của cái chính phủ được gọi là “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” ấy bao giờ cũng được thông qua từ một nhóm nhỏ của Bộ chính trị, gồm 14 người, hoặc rộng hơn một chút, Ban chấp hành trung ương, 175 người. Dường như, với họ, chỉ có những người ấy mới là nhân dân.
Chữ nhà nước cũng thế. Một trong những tội danh họ thường sử dụng để trấn áp những người đối lập, thậm chí, chỉ độc lập với họ là tội “chống phá nhà nước”.
Nhưng nhà nước là gì và là ai?
Chữ ‘nhà nước’ có thể dịch sang tiếng Anh bằng hai chữ: state và government. Nhưng trong tiếng Anh, hai khái niệm này khác nhau. Thứ nhất, khái niệm ‘state’ bao gồm bốn yếu tố chính: dân chúng, lãnh thổ, chủ quyền và chính phủ. Như vậy, government chỉ là một trong bốn thành tố tạo nên state. Thứ hai, state thì trường cửu trong khi government thì chỉ tạm thời, có thể thay đổi, hơn nữa, cần và nên thay đổi. Thứ ba, state bao gồm toàn bộ công dân, trong khi government thì chỉ bao gồm các cán bộ được ăn lương. Thứ tư, state là một khái niệm trừu tượng trong khi government rất cụ thể với những bộ máy và nhân sự cụ thể. Thứ năm, state gắn liền với yếu tố chủ quyền và quyền lực của nó được xem là tuyệt đối và vô giới hạn. Trong khi đó government không có chủ quyền: quyền lực của government là do hiến pháp quy định, giới hạn trong từng nhiệm kỳ. Thứ sáu, do tính phổ quát, tất cả state đều giống nhau trong khi government lại thay đổi trong cả thời gian lẫn không gian với những thể chế khác nhau.
Trong bản tiếng Anh của các bản án tại Việt, người ta dịch tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” lúc là “anti-government propaganda” lúc thì là “anti-state propaganda”. Nhưng dưới mắt người nói tiếng Anh trong các chế độ dân chủ, cả hai đều vô nghĩa.
Thứ nhất, nếu “tuyên truyền chống phá nhà nước” là anti-government thì tại sao lại buộc tội những người làm việc đó? Ở các nước dân chủ, do chủ trương government là cái nên và cần thay đổi nên không ai cấm việc tuyên truyền “anti-government” cả. Tổ chức lật đổ government bằng bạo động thì dĩ nhiên bị cấm và bị nghiêm trị. Nhưng tuyên truyền thì xin cứ tự nhiên. Đó là cái quyền của công dân. Tất cả các đảng đối lập được bảo vệ, thật ra, là để làm cái việc anti-government ấy. Ở Úc, đảng đối lập, do Tony Abbot lãnh đạo, suốt ngày cứ ra rả lên án Thủ tướng Julia Gillard là phản phúc (trong việc lật đổ cựu Thủ tướng Kevin Rudd), là nói láo (hứa rồi không làm), là bù nhìn của các thế lực đen tối trong đảng Lao Động. Không sao cả. Ở Mỹ, trước cuộc bầu cử ngày 6/11/2012, đảng Cộng Hòa, đại diện là Mitt Romney, lúc nào cũng lên án Tổng thống Barack Obama là dẫn đất nước theo một hướng hoàn toàn sai, là đã gây nên khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng, là bất lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, v.v. trong các diễn văn cũng như trong các quảng cáo trên radio và truyền hình. Không sao cả. Chả có ai bị bắt vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” cả.
Thứ hai, nếu “tuyên truyền chống nhà nước” là anti-state thì lại càng nghịch lý và phi thực.
Phi thực ở chỗ không ai có thể “anti-state” - hiểu theo nghĩa là chống lại một phức thể bao gồm cả dân chúng lẫn lãnh thổ, chính phủ và chủ quyền quốc gia bằng một vài bản nhạc như Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, bằng một số bài báo như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, một lá truyền đơn như Nguyễn Phương Uyên...Càng phi thực và phi lý hơn nữa khi nội dung của các bản nhạc, bài báo và truyền đơn ấy là chống lại sự áp bức của công an, sự độc tài của Nguyễn Tấn Dũng hay sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách ngang ngược của Trung Quốc. Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể buộc tội những người chống đối ông, kể cả tờ báo mạng Quan Làm Báo gần đây, nếu ông, cũng như vua Louis XIV của Pháp, người tương truyền từng tuyên bố: “Ta là Nhà nước” (L’État, c’est moi / I am the state).
Buộc tội “anti-state” cho những người dân như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ, v.v…nghịch lý ở chỗ: Họ là người dân; họ không thể chống lại chính họ vì trong khái niệm “state” có cả khái niệm dân chúng.
Người ta chỉ có thể có hành động “anti-state” nếu người ta ở bên ngoài. Thuộc nước khác. Từ bên ngoài, người ta mới có thể chà đạp lên người dân, cướp đoạt lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của một nước được. Hành động “anti-state” thường bao gồm hai hình thức chính: xâm lược và khủng bố. Ở trong nước, người ta chỉ có thể có hành động “anti-state” khi người ta tiếp tay (ví dụ dưới hình thức làm gián điệp hay tay sai) với người nước ngoài để xâm lược hay để khủng bố đất nước của chính mình. Trong trường hợp đó, thứ nhất, họ tự động ly khai khỏi dân tộc, tự xem mình là người lạ với dân chúng; và thứ hai, phải dựa vào một thế lực từ bên ngoài.
Hiểu theo nghĩa đó, tất cả những người đã bị tòa án Việt Nam kết tội là “chống phá nhà nước”, anti-state, đều vô tội. Đó là điều họ không làm. Và không đủ sức để làm.
Những kẻ thực sự thỏa hiệp với nước ngoài để chia cắt lãnh thổ Việt Nam, dâng hiến chủ quyền của đất nước và chà đạp lên số phận của dân chúng mới là những kẻ “anti-state”.
Những kẻ ấy là ai, hẳn mọi người đã rõ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhân dân, trên nguyên tắc, là toàn bộ những người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhà cầm quyền Việt Nam, chữ nhân dân vừa bị lạm dụng một cách bừa bãi lại vừa bị bóp méo một cách tùy tiện.
Lạm dụng ở chỗ: cái gì cũng nhân dân. Quân đội nhân dân. Công an nhân dân. Ủy ban nhân dân. Nhà sách nhân dân. Rồi chính quyền nhân dân. Ở điểm này, chúng ta thấy ngay sự khác biệt giữa Việt Nam (cũng như các nước theo chế độ cộng sản khác) và các quốc gia dân chủ ở phương Tây: Ở phương Tây, người ta rất hiếm khi dùng chữ “nhân dân”. Lý do là nó quá mơ hồ. Mơ hồ đến độ nó không có một nội dung cụ thể nào cả.
Nhớ, cách đây mười mấy năm, có một nữ giáo sư từ Việt Nam sang thăm một trường đại học Úc ở Melbourne. Buổi tối, một giáo sư Úc tại trường đại học ấy mời chị cùng một số bạn bè nữa, trong đó có tôi, đi ăn ở một tiệm Việt Nam. Giữa bữa ăn, chị giáo sư từ Việt Nam xin phát biểu. Chị cám ơn trường đại học đã mời chị sang thăm. Chị cám ơn các giáo sư trong trường đã tiếp đãi chị một cách nồng hậu. Và chị, một cách hết sức trang trọng, nhờ vị giáo sư Úc có mặt trên bàn tiệc, chuyển lời cám ơn của chị đến “nhân dân Úc” về việc chào đón chị, người khách từ một nước xa xôi như Việt Nam. Lúc ấy, người bạn của tôi, một giảng viên về thông ngôn và phiên dịch, đang giúp dịch lời phát biểu của chị sang tiếng Anh cho các vị khách Úc hiểu, bỗng đâm ra lúng túng thấy rõ. Nhưng rồi anh cũng dịch. Vị giáo sư người Úc nghe xong, không giấu được một nụ cười kín đáo và ý nhị. Đến lúc về, ở bãi đậu xe, vị giáo sự ấy đùa với chúng tôi, sau lưng chị giáo sư nọ: “Mấy ông bày tôi cách chuyển lời cám ơn đến ‘nhân dân Úc’ đi chứ!”
Vì khái niệm ‘nhân dân’ rất mơ hồ, nhà cầm quyền tha hồ bóp méo nó theo bất cứ hướng nào mà họ thích. Họ tuyên bố họ được nhân dân tín nhiệm và ủy thác cho trách nhiệm lãnh đạo nhân dân dù họ chưa bao giờ tổ chức bất cứ một cuộc bầu cử nào cho đàng hoàng, tự do và minh bạch. Họ cũng thường xuyên tuyên bố nhân dân ủng hộ các chính sách của họ dù họ không hề tổ chức bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý, thậm chí, một cuộc thăm dò dư luận nào cả. Khi người dân, dù đông đảo, lên tiếng phê phán hay phản đối họ, họ đạp vào mặt, cho đó không phải là…nhân dân.
Nhân danh nhân dân, họ trấn áp ngay chính nhân dân. Mở miệng là phục vụ nhân dân, nhưng trên thực tế, họ sẵn sàng chà đạp lên nhân dân. Mọi quyết định của cái chính phủ được gọi là “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” ấy bao giờ cũng được thông qua từ một nhóm nhỏ của Bộ chính trị, gồm 14 người, hoặc rộng hơn một chút, Ban chấp hành trung ương, 175 người. Dường như, với họ, chỉ có những người ấy mới là nhân dân.
Chữ nhà nước cũng thế. Một trong những tội danh họ thường sử dụng để trấn áp những người đối lập, thậm chí, chỉ độc lập với họ là tội “chống phá nhà nước”.
Nhưng nhà nước là gì và là ai?
Chữ ‘nhà nước’ có thể dịch sang tiếng Anh bằng hai chữ: state và government. Nhưng trong tiếng Anh, hai khái niệm này khác nhau. Thứ nhất, khái niệm ‘state’ bao gồm bốn yếu tố chính: dân chúng, lãnh thổ, chủ quyền và chính phủ. Như vậy, government chỉ là một trong bốn thành tố tạo nên state. Thứ hai, state thì trường cửu trong khi government thì chỉ tạm thời, có thể thay đổi, hơn nữa, cần và nên thay đổi. Thứ ba, state bao gồm toàn bộ công dân, trong khi government thì chỉ bao gồm các cán bộ được ăn lương. Thứ tư, state là một khái niệm trừu tượng trong khi government rất cụ thể với những bộ máy và nhân sự cụ thể. Thứ năm, state gắn liền với yếu tố chủ quyền và quyền lực của nó được xem là tuyệt đối và vô giới hạn. Trong khi đó government không có chủ quyền: quyền lực của government là do hiến pháp quy định, giới hạn trong từng nhiệm kỳ. Thứ sáu, do tính phổ quát, tất cả state đều giống nhau trong khi government lại thay đổi trong cả thời gian lẫn không gian với những thể chế khác nhau.
Trong bản tiếng Anh của các bản án tại Việt, người ta dịch tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” lúc là “anti-government propaganda” lúc thì là “anti-state propaganda”. Nhưng dưới mắt người nói tiếng Anh trong các chế độ dân chủ, cả hai đều vô nghĩa.
Thứ nhất, nếu “tuyên truyền chống phá nhà nước” là anti-government thì tại sao lại buộc tội những người làm việc đó? Ở các nước dân chủ, do chủ trương government là cái nên và cần thay đổi nên không ai cấm việc tuyên truyền “anti-government” cả. Tổ chức lật đổ government bằng bạo động thì dĩ nhiên bị cấm và bị nghiêm trị. Nhưng tuyên truyền thì xin cứ tự nhiên. Đó là cái quyền của công dân. Tất cả các đảng đối lập được bảo vệ, thật ra, là để làm cái việc anti-government ấy. Ở Úc, đảng đối lập, do Tony Abbot lãnh đạo, suốt ngày cứ ra rả lên án Thủ tướng Julia Gillard là phản phúc (trong việc lật đổ cựu Thủ tướng Kevin Rudd), là nói láo (hứa rồi không làm), là bù nhìn của các thế lực đen tối trong đảng Lao Động. Không sao cả. Ở Mỹ, trước cuộc bầu cử ngày 6/11/2012, đảng Cộng Hòa, đại diện là Mitt Romney, lúc nào cũng lên án Tổng thống Barack Obama là dẫn đất nước theo một hướng hoàn toàn sai, là đã gây nên khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng, là bất lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, v.v. trong các diễn văn cũng như trong các quảng cáo trên radio và truyền hình. Không sao cả. Chả có ai bị bắt vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” cả.
Thứ hai, nếu “tuyên truyền chống nhà nước” là anti-state thì lại càng nghịch lý và phi thực.
Phi thực ở chỗ không ai có thể “anti-state” - hiểu theo nghĩa là chống lại một phức thể bao gồm cả dân chúng lẫn lãnh thổ, chính phủ và chủ quyền quốc gia bằng một vài bản nhạc như Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, bằng một số bài báo như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, một lá truyền đơn như Nguyễn Phương Uyên...Càng phi thực và phi lý hơn nữa khi nội dung của các bản nhạc, bài báo và truyền đơn ấy là chống lại sự áp bức của công an, sự độc tài của Nguyễn Tấn Dũng hay sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách ngang ngược của Trung Quốc. Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể buộc tội những người chống đối ông, kể cả tờ báo mạng Quan Làm Báo gần đây, nếu ông, cũng như vua Louis XIV của Pháp, người tương truyền từng tuyên bố: “Ta là Nhà nước” (L’État, c’est moi / I am the state).
Buộc tội “anti-state” cho những người dân như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ, v.v…nghịch lý ở chỗ: Họ là người dân; họ không thể chống lại chính họ vì trong khái niệm “state” có cả khái niệm dân chúng.
Người ta chỉ có thể có hành động “anti-state” nếu người ta ở bên ngoài. Thuộc nước khác. Từ bên ngoài, người ta mới có thể chà đạp lên người dân, cướp đoạt lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của một nước được. Hành động “anti-state” thường bao gồm hai hình thức chính: xâm lược và khủng bố. Ở trong nước, người ta chỉ có thể có hành động “anti-state” khi người ta tiếp tay (ví dụ dưới hình thức làm gián điệp hay tay sai) với người nước ngoài để xâm lược hay để khủng bố đất nước của chính mình. Trong trường hợp đó, thứ nhất, họ tự động ly khai khỏi dân tộc, tự xem mình là người lạ với dân chúng; và thứ hai, phải dựa vào một thế lực từ bên ngoài.
Hiểu theo nghĩa đó, tất cả những người đã bị tòa án Việt Nam kết tội là “chống phá nhà nước”, anti-state, đều vô tội. Đó là điều họ không làm. Và không đủ sức để làm.
Những kẻ thực sự thỏa hiệp với nước ngoài để chia cắt lãnh thổ Việt Nam, dâng hiến chủ quyền của đất nước và chà đạp lên số phận của dân chúng mới là những kẻ “anti-state”.
Những kẻ ấy là ai, hẳn mọi người đã rõ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.