Trong mấy thập niên vừa qua, cả đảng Cộng sản Việt Nam lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc đều xem sự ổn định về chính trị và xã hội là những mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng đất nước. Vì cái gọi là ổn định ấy, họ sẵn sàng chà đạp lên tự do, dân chủ và quyền làm người. Nhân danh ổn định, chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho quân đội bắn xối xả vào đám thanh niên sinh viên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Cũng nhân danh ổn định, chính quyền Việt Nam bắt bớ và bỏ tù hàng trăm người, trong đó, có những trí thức, nghệ sĩ, nhà báo và thanh niên không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc đòi hỏi dân chủ hoặc, nhiều hơn, chỉ chống lại Trung Quốc.
Tại sao chính quyền Việt Nam và Trung Quốc lại xem trọng sự ổn định đến như vậy?
Có hai lý do chính.
Một lý do được nói ra, một cách công khai, trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Có ổn định mới có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, từ đó, nâng cao mức sống của dân chúng được. Báo chí tại Việt Nam thường nêu lên trường hợp của Thái Lan cách đây mấy năm như một ví dụ: chính quyền và phe đối lập cứ gầm ghè nhau; hết phe áo đỏ (ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra) xuống đường lại đến phe áo vàng (chống lại Shinawatra) xuống đường. Có cuộc xuống đường quy tụ cả hàng chục ngàn người. Họ chiếm các trung tâm thương mại, làm tê liệt mọi hoạt động buôn bán cả tuần lễ. Có khi các cuộc xuống đường ấy còn dẫn đến bạo động làm cả chục người bị giết chết, kể cả cảnh sát. Giới lãnh đạo Việt Nam dường như muốn nhắn nhủ dân chúng: Dân chủ là như vậy đó! Là biểu tình triền miên. Là gây bất ổn cho xã hội. Và là nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế.
Lý do thứ hai ít khi được nói ra, nhưng đó mới là lý do thực sự: ổn định đồng nghĩa với việc duy trì quyền lực độc tôn của đảng Cộng sản. Là đừng ai giành giật quyền lãnh đạo của đảng. Thậm chí, đừng ai đòi đối lập, phê phán hay phản biện lại đảng. Là để đảng muốn làm gì thì làm. Ngay cả việc trở thành một thứ mafia tha hồ vơ vét tài sản quốc gia và chà đạp lên những quyền căn bản nhất của con người.
Trong bài này, tôi không bàn đến những ngụy biện đằng sau cách lập luận như vậy. Tôi chỉ tập trung vào một vấn đề: Liệu cái mà đảng Cộng sản, ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, gọi là ổn định ấy có thực sự là ổn định không? Liệu có phải ổn định là trấn áp mọi hình thức phản kháng, dù là bất bạo động, của dân chúng?
Câu trả lời của vô số người, hàng triệu người thuộc giới trí thức cũng như giới doanh nhân Trung Quốc là: Không.
Trong bài “Lo lắng cho tương lai, giới chuyên môn Trung Quốc bỏ nước ra đi với số lượng kỷ lục” (Wary of future, professionals leave China in record numbers) đăng trên tờ The New York Times ngày 1 tháng 11, Ian Johnson cung cấp nhiều số liệu và ý kiến rất thú vị liên quan đến vấn đề này.
Johnson mở đầu bài viết bằng cách kể chuyện về Chen Kuo, một phụ nữ 30 tuổi. Kuo có tất cả những gì mà tuyệt đại đa số người Trung Quốc đều đang mơ ước: làm việc cho công ty ngoại quốc, lương cao, điều kiện làm việc thoải mái, sở hữu một căn hộ sang trọng ở Bắc Kinh. Thế nhưng, vào giữa tháng 10 vừa qua, Kuo đã quyết định bỏ tất cả để sang Úc.
Ở Úc, cô sẽ làm gì? Cô chưa biết. Chỉ có một số dự định. Nhưng chưa có gì chắc chắn cả.
Vậy mà, cũng giống như hàng trăm ngàn người Trung Quốc khác, cô quyết định rời bỏ tất cả để bắt đầu phiêu lưu vào một vùng đất mới. Một quốc gia mới. Một văn hóa mới. Một ngôn ngữ mới. Kuo, cũng như tất cả những người ấy, có một niềm tin: Đời sống và tương lai của họ sẽ tốt hơn hẳn nếu họ sống ở các nước Tây phương. Cơ sở cho niềm tin ấy là: ở Tây phương, môi trường chính trị, xã hội và thiên nhiên đều lành mạnh hơn, dịch vụ xã hội tốt hơn, và nhất là, người ta có tự do hơn.
Trong khi chính quyền Trung Quốc nuôi tham vọng trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới và bộ máy tuyên truyền của họ làm ầm ĩ về các tiến bộ họ đã đạt được trên các lãnh vực kinh tế và quân sự thì giới trí thức của họ lại ào ạt bỏ nước ra đi. Trong đó có rất nhiều người có chuyên môn cao (skilled professionals) như Kuo.
Chỉ riêng năm 2010 đã có 508.000 người Trung Quốc xin định cư tại 34 quốc gia phát triển thuộc khối OECD (Organization for Economic Cooperation and Development, bao gồm phần lớn các quốc gia ở Âu châu, cộng với Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Canada và New Zealand). So với năm 2000, số người xin định cư ở nước ngoài của năm 2010 tăng 45%.
Chưa có con số thống kê chung trên phạm vi thế giới sau năm 2010. Tuy nhiên, nhìn vào một số nước chính, người ta thấy xu hướng xin định cư ở nước ngoài của người Trung Quốc ngày một gia tăng.
Ví dụ, ở Mỹ, năm 2011 có 87.000 người Trung Quốc xin thường trú, tăng 17.000 người so với năm trước đó (70.000).
Ở Úc, theo kết quả các cuộc kiểm tra dân số, vào năm 2001, có 142.780 người Trung Quốc (không kể người Đài Loan hay Hồng Kông) sinh sống; năm 2006, có 206.591 người và năm 2011, lúc cuộc kiểm tra dân số mới nhất được tiến hành, có 319.000 người. Như vậy, trong vòng 10 năm, tăng 174.000 người (trên thực tế, con số gia tăng phải cao hơn vì trong suốt 10 năm ấy thế nào cũng có nhiều người tham dự cuộc kiểm tra trước đó đã qua đời).
Trong bài “Bỏ phiếu bằng chân” đăng trên blog này vào ngày 4.9.2012, tôi có phân tích một số nguyên nhân của việc người Trung Quốc lũ lượt kéo nhau ra nước ngoài sinh sống.
Xin thêm một ý được Ian Johnson đặc biệt nhấn mạnh: Giới trung lưu Trung Quốc không thấy an tâm về tương lai của họ, và đặc biệt, của con cháu họ.
Nói chung, bất chấp những thành tựu Trung Quốc đã đạt được, dân chúng Trung Quốc, nhất là giới trung lưu, vẫn thấy tương lai chính trị và xã hội của nước họ hoàn toàn bấp bênh. “Họ không nghĩ là tình hình chính trị Trung Quốc ổn định”, Cao Cong, phó giáo sư tại University of Nottingham, một chuyên gia về việc di dân của người Trung Quốc, nhận định. Bởi vậy, phần lớn những người di dân xem một tờ hộ chiếu nước ngoài như một sự bảo hiểm để, trong những trường hợp tồi tệ nhất xảy ra cho Trung Quốc, họ vẫn được an toàn.
Một giám đốc người Trung Quốc giải thích: “Một tấm thẻ xanh là một cảm giác về sự an toàn. Hệ thống [chính trị] ở đây không ổn định và bạn không biết những gì sắp xảy ra cả.”
Liang Zai, một chuyên gia về di dân tại University of Albany cũng có ý kiến tương tự: “Càng ngày càng có nhiều bất ổn và rủi ro, ngay cả ở những cấp cao nhất – ngay ở cấp cỡ Bạc Hy Lai. Ai cũng tự hỏi cái gì sẽ xảy ra trong vòng hai hay ba năm tới?”
Như vậy, ở đây, chúng ta thấy gì? Thấy, mặc dù chính phủ Trung Quốc lúc nào cũng đề cao sự ổn định, xem ổn định là ưu tiên số một. Nhưng rõ ràng là dân chúng không xem cái chính phủ gọi là ổn định ấy là ổn định thực sự.
Một tình trạng tương tự chắc chắn cũng đang hiện diện ở Việt Nam.
Ổn định thực sự không phải là bóp miệng những kẻ định phản kháng hay phản biện.
Ổn định chủ yếu nằm ở niềm tin của dân chúng đối với chính phủ và đối với cái thể chế nơi quyền lực của chính phủ đang vận hành.
Ở Tây phương, người ta có thể không tin vào chính phủ, nhưng người ta tin vào thể chế. Và chính nhờ niềm tin ấy, chính trị và xã hội được ổn định. Một sự ổn định thực sự.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tại sao chính quyền Việt Nam và Trung Quốc lại xem trọng sự ổn định đến như vậy?
Có hai lý do chính.
Một lý do được nói ra, một cách công khai, trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Có ổn định mới có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, từ đó, nâng cao mức sống của dân chúng được. Báo chí tại Việt Nam thường nêu lên trường hợp của Thái Lan cách đây mấy năm như một ví dụ: chính quyền và phe đối lập cứ gầm ghè nhau; hết phe áo đỏ (ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra) xuống đường lại đến phe áo vàng (chống lại Shinawatra) xuống đường. Có cuộc xuống đường quy tụ cả hàng chục ngàn người. Họ chiếm các trung tâm thương mại, làm tê liệt mọi hoạt động buôn bán cả tuần lễ. Có khi các cuộc xuống đường ấy còn dẫn đến bạo động làm cả chục người bị giết chết, kể cả cảnh sát. Giới lãnh đạo Việt Nam dường như muốn nhắn nhủ dân chúng: Dân chủ là như vậy đó! Là biểu tình triền miên. Là gây bất ổn cho xã hội. Và là nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế.
Lý do thứ hai ít khi được nói ra, nhưng đó mới là lý do thực sự: ổn định đồng nghĩa với việc duy trì quyền lực độc tôn của đảng Cộng sản. Là đừng ai giành giật quyền lãnh đạo của đảng. Thậm chí, đừng ai đòi đối lập, phê phán hay phản biện lại đảng. Là để đảng muốn làm gì thì làm. Ngay cả việc trở thành một thứ mafia tha hồ vơ vét tài sản quốc gia và chà đạp lên những quyền căn bản nhất của con người.
Trong bài này, tôi không bàn đến những ngụy biện đằng sau cách lập luận như vậy. Tôi chỉ tập trung vào một vấn đề: Liệu cái mà đảng Cộng sản, ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, gọi là ổn định ấy có thực sự là ổn định không? Liệu có phải ổn định là trấn áp mọi hình thức phản kháng, dù là bất bạo động, của dân chúng?
Câu trả lời của vô số người, hàng triệu người thuộc giới trí thức cũng như giới doanh nhân Trung Quốc là: Không.
Trong bài “Lo lắng cho tương lai, giới chuyên môn Trung Quốc bỏ nước ra đi với số lượng kỷ lục” (Wary of future, professionals leave China in record numbers) đăng trên tờ The New York Times ngày 1 tháng 11, Ian Johnson cung cấp nhiều số liệu và ý kiến rất thú vị liên quan đến vấn đề này.
Johnson mở đầu bài viết bằng cách kể chuyện về Chen Kuo, một phụ nữ 30 tuổi. Kuo có tất cả những gì mà tuyệt đại đa số người Trung Quốc đều đang mơ ước: làm việc cho công ty ngoại quốc, lương cao, điều kiện làm việc thoải mái, sở hữu một căn hộ sang trọng ở Bắc Kinh. Thế nhưng, vào giữa tháng 10 vừa qua, Kuo đã quyết định bỏ tất cả để sang Úc.
Ở Úc, cô sẽ làm gì? Cô chưa biết. Chỉ có một số dự định. Nhưng chưa có gì chắc chắn cả.
Vậy mà, cũng giống như hàng trăm ngàn người Trung Quốc khác, cô quyết định rời bỏ tất cả để bắt đầu phiêu lưu vào một vùng đất mới. Một quốc gia mới. Một văn hóa mới. Một ngôn ngữ mới. Kuo, cũng như tất cả những người ấy, có một niềm tin: Đời sống và tương lai của họ sẽ tốt hơn hẳn nếu họ sống ở các nước Tây phương. Cơ sở cho niềm tin ấy là: ở Tây phương, môi trường chính trị, xã hội và thiên nhiên đều lành mạnh hơn, dịch vụ xã hội tốt hơn, và nhất là, người ta có tự do hơn.
Trong khi chính quyền Trung Quốc nuôi tham vọng trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới và bộ máy tuyên truyền của họ làm ầm ĩ về các tiến bộ họ đã đạt được trên các lãnh vực kinh tế và quân sự thì giới trí thức của họ lại ào ạt bỏ nước ra đi. Trong đó có rất nhiều người có chuyên môn cao (skilled professionals) như Kuo.
Chỉ riêng năm 2010 đã có 508.000 người Trung Quốc xin định cư tại 34 quốc gia phát triển thuộc khối OECD (Organization for Economic Cooperation and Development, bao gồm phần lớn các quốc gia ở Âu châu, cộng với Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Canada và New Zealand). So với năm 2000, số người xin định cư ở nước ngoài của năm 2010 tăng 45%.
Chưa có con số thống kê chung trên phạm vi thế giới sau năm 2010. Tuy nhiên, nhìn vào một số nước chính, người ta thấy xu hướng xin định cư ở nước ngoài của người Trung Quốc ngày một gia tăng.
Ví dụ, ở Mỹ, năm 2011 có 87.000 người Trung Quốc xin thường trú, tăng 17.000 người so với năm trước đó (70.000).
Ở Úc, theo kết quả các cuộc kiểm tra dân số, vào năm 2001, có 142.780 người Trung Quốc (không kể người Đài Loan hay Hồng Kông) sinh sống; năm 2006, có 206.591 người và năm 2011, lúc cuộc kiểm tra dân số mới nhất được tiến hành, có 319.000 người. Như vậy, trong vòng 10 năm, tăng 174.000 người (trên thực tế, con số gia tăng phải cao hơn vì trong suốt 10 năm ấy thế nào cũng có nhiều người tham dự cuộc kiểm tra trước đó đã qua đời).
Trong bài “Bỏ phiếu bằng chân” đăng trên blog này vào ngày 4.9.2012, tôi có phân tích một số nguyên nhân của việc người Trung Quốc lũ lượt kéo nhau ra nước ngoài sinh sống.
Xin thêm một ý được Ian Johnson đặc biệt nhấn mạnh: Giới trung lưu Trung Quốc không thấy an tâm về tương lai của họ, và đặc biệt, của con cháu họ.
Nói chung, bất chấp những thành tựu Trung Quốc đã đạt được, dân chúng Trung Quốc, nhất là giới trung lưu, vẫn thấy tương lai chính trị và xã hội của nước họ hoàn toàn bấp bênh. “Họ không nghĩ là tình hình chính trị Trung Quốc ổn định”, Cao Cong, phó giáo sư tại University of Nottingham, một chuyên gia về việc di dân của người Trung Quốc, nhận định. Bởi vậy, phần lớn những người di dân xem một tờ hộ chiếu nước ngoài như một sự bảo hiểm để, trong những trường hợp tồi tệ nhất xảy ra cho Trung Quốc, họ vẫn được an toàn.
Một giám đốc người Trung Quốc giải thích: “Một tấm thẻ xanh là một cảm giác về sự an toàn. Hệ thống [chính trị] ở đây không ổn định và bạn không biết những gì sắp xảy ra cả.”
Liang Zai, một chuyên gia về di dân tại University of Albany cũng có ý kiến tương tự: “Càng ngày càng có nhiều bất ổn và rủi ro, ngay cả ở những cấp cao nhất – ngay ở cấp cỡ Bạc Hy Lai. Ai cũng tự hỏi cái gì sẽ xảy ra trong vòng hai hay ba năm tới?”
Như vậy, ở đây, chúng ta thấy gì? Thấy, mặc dù chính phủ Trung Quốc lúc nào cũng đề cao sự ổn định, xem ổn định là ưu tiên số một. Nhưng rõ ràng là dân chúng không xem cái chính phủ gọi là ổn định ấy là ổn định thực sự.
Một tình trạng tương tự chắc chắn cũng đang hiện diện ở Việt Nam.
Ổn định thực sự không phải là bóp miệng những kẻ định phản kháng hay phản biện.
Ổn định chủ yếu nằm ở niềm tin của dân chúng đối với chính phủ và đối với cái thể chế nơi quyền lực của chính phủ đang vận hành.
Ở Tây phương, người ta có thể không tin vào chính phủ, nhưng người ta tin vào thể chế. Và chính nhờ niềm tin ấy, chính trị và xã hội được ổn định. Một sự ổn định thực sự.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.