Ngân hàng Phát triển Á Châu, ADB nhận định rằng nhờ có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ tiếp thục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sau cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Hôm nay, các thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm mạnh trong ngày thứ hai liên tiếp sau khi Hoa Kỳ bị S&P hạ điểm tín nhiệm hôm thứ Sáu.
Hãng thông tấn Đức trích lời người đứng đầu văn phòng hội nhập kinh tế khu vực của ADB, ông Iwan Azis nói rằng những điều chúng ta chứng kiến trong hai ngày qua trên thị trường đã khiến mọi người hoang mang, nhưng khi cơn khủng hoảng hạ nhiệt thì dòng vốn đổ vào những nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ tiếp tục gia tăng.
Phát biểu tại buổi lễ công bố báo cáo Theo dõi Thị trường Vốn châu Á của ADB, ông Azis nói rằng cuộc khủng hoảng hiện tại trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ không ngăn cản những dòng vốn đầu tư trong trung hạn đổ vào 11 nền kinh tế đang lên ở châu Á là Trung Quốc, Hong Kong, Aán Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Azis nhận định rằng điều khiến cho khu vực châu Á khác biệt so với phần còn lại của thế giới là những nền tảng vĩ mô vững chắc.
Cũng theo báo cáo của ADB, với việc kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính và tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi năm 1997, khu vực này hiện giờ đang có nguồn dự trữ và khả năng thanh khoản thặng dư và vì vậy có nhiều công cụ tài chính hơn để thu hút các nhà đầu tư.
Báo cáo của ADB cũng cho thấy các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng tổng cộng 9,2% trong năm 2010 và dực báo sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm nay và 7,6% trong năm 2012.
Tuy nhiên, về tác động tiêu cực, theo dự báo hoạt động xuất khẩu của khu vực này tới các thị trường truyền thống ở Hoa Kỳ và châu Aâu sẽ sút giảm.
ADB cũng khuyến cáo rằng các nhà hoạch định chính sách tại châu Á cũng cần phát triển các công cụ để giải quyết các dòng vốn đầu tư không ổn định vốn có thể dẫn tới những “chu kỳ tăng trưởng - sụp đổ”.
Hồi đầu tháng này, ADB cũng công bố một cuốn sách mới, trong đó nói rằng các nhà lãnh đạo châu Á phải có hành động kiên quyết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nếu khu vực muốn đạt được mục tiêu khai thác hết tiềm năng vào khoảng giữa thế kỷ này.
Cuốn sách (mang tựa đề Á châu 2050 – Hiện thực hóa Thế kỷ của Châu lục) lập luận rằng sự tiếp tục thăng tiến của châu Á là rất có khả năng nhưng không phải là chắc chắn.
Nguồn: DPA, Economic Times
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1